Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thiếu cơ sở phục hồi chức năng cho người đột quỵ

Người trải qua cơn đột quỵ não có thể để lại các di chứng tàn phế, không có khả năng chăm sóc bản thân là gánh nặng cho gia đình và xã hội nên việc phục hồi chức năng sau đột quỵ là mục tiêu rất quan trọng.

Ngày 23/11, tại buổi tập huấn “phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ” do tổng hội y học việt nam tổ chức tại tp hồ chí minh, ts. bs nguyễn bá thắng, phó chủ nhiệm bộ môn nội thần kinh đại học y dược tp hồ chí minh, cho biết những bệnh nhân bị đột quỵ ngoài biện pháp ban đầu là cấp cứu, những di chứng sau này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình phục hồi chức năng tốt. những bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân mang ý nghĩa rất lớn, giúp người bệnh có thể sinh hoạt độc lập, sớm hòa nhập với cuộc sống.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bệnh nhân sau xuất viện thường tự tập ở nhà, nhờ người thân tập giúp hoặc thậm chí không tập gì điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi của bệnh nhân. “nếu tập đúng phương pháp thì khả năng phục hồi của bệnh nhân rất cao. còn nếu tập không đúng thì sẽ gây ra nhiều biến chứng như cứng cơ, co rút cơ, mất chức năng vận động, không thể nào hòa nhập lại với cuộc sống rất nhiều”, ts. bs nguyễn bá thắng cho biết.

Theo thống kê, chỉ 25-30% người sau đột quỵ có thể tự đi lại phục vụ chính mình, 20-25% đi lại khó khăn cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt hằng ngày và 15-25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

Theo ts.bs nguyễn bá thắng, tại việt nam hiện chưa có nhiều trung tâm tiếp nhận bệnh nhân sau đột quỵ về để phục hồi chức năng. một số nơi có tiếp nhận nhưng số lượng không đủ và không phủ khắp các vùng miền, đặc biệt là các tỉnh.

Còn tại các bệnh viện, việc khắc phục tình trạng quá tải bệnh nhân đến phục hồi chức năng khá khó khăn vì diện tích không nhiều, phòng chức năng cũng không đủ rộng để chứa được nhiều bệnh nhân.

Theo các chuyên gia y tế, thông thường bệnh nhân ở khu vực tp hồ chí minh sẽ quay trở lại tập phục hồi chức năng, còn các bệnh nhân ở nơi khác rất ít quay lại tập. bên cạnh đó, còn có đội ngũ đến nhà hỗ trợ, nhưng phụ thuộc vào hoàn cảnh bệnh nhân vì tốn chi phí.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/y-te/thieu-co-so-phuc-hoi-chuc-nang-cho-nguoi-dot-quy-20201123143929177.htm)

Tin cùng nội dung

  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY