Để phòng chống COVID, bên cạnh các khuyến cáo như thực hiện nghiêm túc biện pháp 5K (Khẩu trang- Khoảng cách- Khử khuẩn- Không tụ tập- Khai báo y tế) còn là tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19. Vậy, rượu có ảnh hưởng tới hiệu quả của vaccine không?
Một số nghiên cứu gần đây ở Mỹ cho thấy, uống quá nhiều rượu ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Tác giả Ilhem Messaoudi - giáo sư sinh học phân tử và hóa sinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Virus tại Đại học California, Irvine, khuyến nghị: “Mọi người nên được cảnh báo về việc uống rượu gây tổn thương cho hệ thống miễn dịch. Uống lượng lớn rượu một lúc thực sự gây ức chế hệ thống miễn dịch”.
Về mặt cơ chế, nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của rượu lên màng tế bào và sự trao đổi chất, cũng như có khả năng cản trở sự trưởng thành của các đại thực bào. Trong khi, đại thực bào là các tế bào bạch cầu được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch có chức năng tiêu diệt virus và các vật lạ xâm nhập cơ thể. Khi các đại thực bào bị suy giảm, chẳng hạn như do uống quá nhiều rượu, tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng sẽ bị ảnh hưởng. Một cơ chế nữa đáng chú ý, rượu lập trình lại các tế bào miễn dịch để tạo ra nhiều chất trung gian gây viêm và tạo ra hàng loạt cytokine, tác nhân gây ra bão cytokine rất nguy hiểm cho tính mạng ở bệnh nhân mắc COVID.
Mặc dù uống quá nhiều rượu ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, Messaoudi và cộng sự đã phát hiện ra tác dụng đáng ngạc nhiên của việc uống rượu vừa phải. Nghiên cứu cho thấy, uống 1 ly rượu vang mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly đối với nam giới, có thể làm giảm viêm và tăng cường phản ứng miễn dịch với vaccin. Tuy nhiên, chỉ vượt quá một lượng rượu nhỏ, sẽ có gia tăng đáng kể tác động tiêu cực.
Tốt nhất, cho dù sắp được tiêm vaccine COVID-19 hay đang cố gắng tránh lây nhiễm virus, một đánh giá được công bố gần đây về các nghiên cứu COVID-19 khuyên tránh uống quá nhiều rượu để tối ưu hóa sức khỏe trong thời kỳ đại dịch, giúp cho hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt nhất, chống lại virus nếu bạn bị phơi nhiễm hoặc giúp tạo ra kháng thể chống lại virus khi bạn tiêm chủng.
Nếu hiện đang uống rượu quá mức, hãy cắt giảm ngay không nên để quá muộn. Ngay cả khi ngừng uống rượu nặng, nghiên cứu vẫn cho thấy ảnh hưởng suy giảm miễn dịch do việc uống nhiều rượu vẫn còn tồn tại ít nhất 3 tháng sau đó.
Trước đó, theo Đài RBK, bà Anna Popova - lãnh đạo Cơ quan Giám sát sức khỏe va quyền lợi người tiêu dùng của Nga, khuyến cáo người dân không nên uống bia rượu 2 tuần trước khi tiêm vaccine COVID-19, và nhịn thêm 6 tuần nữa sau khi tiêm.
Trước đó Phó thủ tướng Nga Tatyana Golikova cũng đưa ra khuyến cáo tương tự, rằng "trong vòng 42 ngày cần phải kiêng cồn và các loại Thu*c có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch".
Cần phải hiểu nhậu nhiều làm suy giảm miễn dịch, dẫn đến vaccine hiệu quả yếu hoặc không tác dụng. Tương tự, trong 42 ngày khi cơ thể đang hình thành bảo vệ không nên dùng các loại Thu*c ảnh hưởng hệ miễn dịch.
Theo Cơ quan Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), phụ nữ nhậu từ 8 chai/tuần, hoặc 15 chai trở lên với đàn ông được xem là lạm dụng cồn và sẽ gây hại cho cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy bia rượu làm ảnh hướng đến hệ vi sinh và gây tổn hại cho tế bào miễn dịch đường ruột - đây là tuyến phòng vệ đầu tiên chống lại virus và vi khuẩn.
Lợi ích của rượu khi uống vùa đủ
- rượu vang
- rượu vang mua loại gì để uống phù hợp
Chủ đề liên quan:
Cách uống rượu bia không hại sức khỏe Cách uống rượu tốt Cách uống rượu vang Nên uống rượu bao nhiêu độ