Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Ưu điểm tôi tự hào suốt 20 năm, không ngờ lại là trở ngại trên con đường sự nghiệp

Sự “hoàn hảo” mà bạn theo đuổi, biến bạn thành cái gì?

Thứ 3, Perspective, chuyển góc nhìn, đi sâu vào bản chất vấn đề

Chữ P này là phiên bản nâng cấp của hai chữ P trên. Nó không chỉ giúp bạn khắc phục được những vấn đề về tâm lý và hành động mà chủ nghĩa cầu toàn đem lại, mà nó còn giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Ở đây, chúng ta sẽ sử dụng mô hình tương phản tâm lý WOOP do Gabriele Oettingen đề xuất để thay đổi góc nhìn và khám phá sâu vào bản chất vấn đề: đặt ra một nguyện vọng (wish), nếu hoàn thành thì kết quả (outcome) tốt nhất là gì, trở ngại (obstacle) trong quá trình thực hiện nguyện vọng là gì, muốn khắc phục trở ngại, bạn cần kế hoạch (plan) gì?

Cùng thử mô hình WOOP này đối với vấn đề của Amy:

Wish: cô ấy hi vọng trước khi tan làm ngày hôm nay có thể hoàn thành xong PPT giao cho sếp và được sếp đánh giá cao.

Outcome: nếu hoàn thành thì kết quả tốt nhất đó chính là được lãnh đạo công nhận trong công việc.

Obstacle: trong thực tế, trở ngại khiến cô ấy lo lắng nhất là bản thân cứ do dự mãi không quyết được trong khoản cách thức trình bày PPT. A, B, C… quá nhiều cách nhưng cô ấy lại không thể quyết định được nên dùng cái nào. Nhưng nếu phân tích sâu một chút, cô ấy sẽ phát hiện ra, bất kể là cô ấy dùng cái nào thì nó cũng được quyết định bởi chính cô ấy, chứ không hề xuất phát từ nhu cầu của lãnh đạo.

Plan: một khi cứ vấn vương với cách thức làm PPT, hãy thử nghĩ thế này xem: dành quá nhiều thời gian chỉ cho định dạng của PPT, từ quan điểm của các nhà lãnh đạo, điều này có thể là lãng phí thời gian, không được công nhận đã đành, ngược lại có khi còn bị phê bình vì cho ra hiệu suất thấp.

Suy nghĩ vấn đề từ góc độ này, đi sâu vào bản chất vấn đề, có phải là bệnh cầu toàn của bạn sẽ được chữa trị?

Lời kết:

Vẫn còn theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo ư? Đừng ngốc nữa! Thế giới này vốn không tồn tại cái gọi là hoàn hảo, cái bạn gọi là hoàn hảo thực ra chỉ là sự giả tạo. Ngược lại, sự cầu toàn sẽ chỉ khiến chúng ta thất vọng về mặt tâm lý hết lần này tới lần khác, bị bó hẹp trong hành động mà bỏ qua tầm nhìn lớn lao hơn.

Hãy thử áp dụng phương thức 3P nếu bạn đang cảm thấy mình cầu toàn một cách quá mức, hi vọng nó sẽ đem lại cho bạn một vài sự gợi mở nào đó.

Linh Đan

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/uu-diem-toi-tu-hao-suot-20-nam-khong-ngo-lai-la-tro-ngai-tren-con-duong-su-nghiep-20200630220524404.chn)

Tin cùng nội dung