Kinh tế xã hội hôm nay

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

(Tổ Quốc) - Tại phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã ký văn bản số 900 /TB-TTKQH thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.

Phiên thảo luận của ủy ban thường vụ quốc hội về dự án luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Văn bản nêu rõ, ủy ban thường vụ quốc hội tán thành về sự cần thiết sửa đổi luật phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thể chế quan điểm, chủ trương, chính sách được thể hiện trong nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ xiii về quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và chỉ thị số 06 - ct/tw ngày 24/6/2021 của ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; đáp ứng yêu cầu phát sinh trong thực tiễn và khắc phục những bất cập trong các quy định của luật phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành; đánh giá cao sự chủ động của ủy ban xã hội, sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì thẩm tra với cơ quan soạn thảo, các cơ quan của quốc hội, cơ quan thuộc ủy ban thường vụ quốc hội, các bộ, ngành liên quan để hoàn chỉnh dự án luật trình ủy ban thường vụ quốc hội cho ý kiến.

Đồng thời, ủy ban thường vụ quốc hội lưu ý việc sửa đổi luật phải bảo đảm thể chế quan điểm, chủ trương, chính sách được thể hiện trong nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ xiii và các nghị quyết của đảng về xây dựng gia đình trong tình hình mới, tiếp tục bám sát phương pháp tiếp cận quyền con người, bảo đảm quyền con người.

Ủy ban thường vụ quốc hội đề nghị tiếp tục đánh giá đầy đủ từng vấn đề, những hạn chế thuộc quy định của luật hay do tổ chức thực hiện để sửa đổi cho trúng, cho đúng; rà soát, làm rõ hơn ba nhóm nội dung chính sửa đổi để bảo đảm phải tiến bộ hơn và góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. đồng thời phải bảo đảm tính khả thi cao của các quy định, kịp thời bảo vệ người bị bạo lực gia đình và người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.

Về phạm vi sửa đổi, ủy ban thường vụ quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để bảo đảm bao quát được hết các nội dung sửa đổi, khắc phục được những hạn chế, vướng mắc của các quy định pháp luật, phù hợp với công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới; nghiên cứu bổ sung phạm vi áp dụng đối với những người sống chung với nhau; nghiên cứu bổ sung, làm rõ một số khái niệm như bạo lực gia đình trên cơ sở giới…; nghiên cứu bổ sung, cụ thể hóa các hành vi bạo lực gia đình để phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là các hành vi bạo lực về tinh thần, t*nh d*c, trong đó có tham khảo các kinh nghiệm quốc tế trong việc sửa đổi các quy định.

Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể về xã hội hóa trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình và chính sách của nhà nước để thu hút, tăng cường nguồn lực thực hiện công tác này.

Đồng thời, cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp, cơ chế phối hợp liên ngành, các điều kiện bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của công an cấp xã trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. cùng với đó, tiếp tục rà soát các quy định của dự thảo luật để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Xã hội thẩm tra dự án Luật sau khi Chính phủ hoàn thiện hồ sơ dự án Luật trình Quốc hội. Thường trực Ủy ban Xã hội chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan để tiếp thu đầy đủ, thấu đáo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tiếp tục tổ chức tọa đàm, hội thảo lấy ý kiến rộng rãi để bảo đảm trình Quốc hội dự án Luật có chất lượng. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt là Hội đồng tư vấn về văn hóa, xã hội tổ chức phản biện dự án Luật để có thêm nhiều ý kiến góp ý của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể.

Đề nghị chính phủ, cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của ủy ban thường vụ quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra, các cơ quan của quốc hội, các cơ quan thuộc ủy ban thường vụ quốc hội hoàn thiện hồ sơ dự án luật đảm bảo chất lượng khi trình ra quốc hội tại kỳ họp thứ ba.

Thế Công

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-tan-thanh-su-can-thiet-sua-doi-luat-phong-chong-bao-luc-gia-dinh-20220421154401446.htm)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Việc triển khai thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng trong xã hội. Qua đó, vai trò của phụ nữ ngày càng được đề cao đồng thời trách nhiệm và tính chủ động tham gia hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng cơ quan, tổ chức trong việc phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
  • (MangYTe) - Vấn đề Bạo lực T*nh d*c đối với phụ nữ dân tộc thiểu số được đưa thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị quốc gia về T*nh d*c, sức khoẻ và xã hội lần thứ 4 vừa được tổ chức tại Hà Nội.
  • Bạo lực và lạm dụng đối với phụ nữ là một trong những vi phạm quyền con người phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cuộc sống của 1/3 phụ nữ trên toàn thế giới.
  • Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc sáng 14/10 tại Hà Nội. Dự kiến Phiên họp sẽ diễn ra từ ngày 14-17/10.
  • Trong một bước tiến lớn chống lại bạo lực gia đình, bà Theresa May khi còn là Bộ trưởng nội vụ, đã thông báo rằng có một hành vi lạm dụng mới trong gia đình gọi là hành động cưỡng ép và kiểm soát và có thể bị phạt đến năm năm tù giam cùng một khoản tiền phạt.
  • Có 455 đại biểu (chiếm 92,11% tổng số đại biểu) biểu quyết thông qua ngày bầu cử Quốc hội khóa 14 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2011 là chủ nhật 22.5.2016.
  • Phiên làm việc ngày 30/10, các đại biểu nghe Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân và dự kiến tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi); Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Vấn đề quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, việc bỏ tử hình ở một số tội… thu hút sự quan tâm, thảo luận của các đại biểu.
  • Sau khi ly hôn, chồng cũ bỗng trở nên tử tế với mẹ con em. Em đã rất xúc động và tái hợp nhưng mọi chuyện lại tồi tệ hơn cả ngày trước.
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY