Tâm sự hôm nay

Đối chiếu 10 dấu hiệu xem bạn có đang bị “nửa kia” cưỡng chế kiểm soát

Trong một bước tiến lớn chống lại bạo lực gia đình, bà Theresa May khi còn là Bộ trưởng nội vụ, đã thông báo rằng có một hành vi lạm dụng mới trong gia đình gọi là hành động cưỡng ép và kiểm soát và có thể bị phạt đến năm năm tù giam cùng một khoản tiền phạt.
Chứng cưỡng chế kiểm soát được định nghĩa là hành vi tâm lý đang diễn ra, chứ không phải là các sự cố riêng lẻ hoặc không liên quan, nhằm mục đích xóa bỏ quyền tự do của nạn nhân.

Mặc dù khuôn khổ pháp luật trước đây không công nhận sự kiểm soát cưỡng chế như là một hình thức bạo lực gia đình (chỉ những sự cố cá nhân bị thương tật thể chất, ví dụ như bầm tím, có thể dẫn đến bắt giữ).

Liệu bạn có đang bị cưỡng chế kiểm soát không? Dưới đây là các ví dụ phổ biến nhất về kiểm soát cưỡng chế trong các mối quan hệ lạm dụng. Nếu thấy bất kỳ điều gì có vẻ quen thuộc thì bạn đang có một mối quan hệ bị kiểm soát cưỡng chế từ “nửa kia” đó.

1. Những yêu cầu không hợp lý. Thường đi kèm theo những lời đe dọa, áp lực hoặc sự kiềm chế thể xác nếu bạn không đồng ý với họ.

2. Nhục mạ hoặc có hành vi bắt nạt. Điều này có thể bao gồm việc mua quần áo có size quá nhỏ để khiến bạn "ăn kiêng" cho vừa, hoặc hành vi giả vờ ngớ ngẩn liên tục ở trước mặt bạn bè của bạn để khiến bạn cảm thấy mình vô dụng.

3. Hạn chế các hoạt động hàng ngày. Có hành động hạn chế những việc làm của bạn dù là việc chạy bộ hàng ngày hoặc đi gặp gỡ gia đình, bạn bè của bạn. Nếu bạn cảm thấy ngày càng không thể thực hiện được thói quen bình thường của bạn, đó thường là dấu hiệu mạnh mẽ mà bạn cần lưu ý

4. Đe dọa hoặc hăm dọa. Nếu hành vi của bạn không theo ý thích của họ, bạn bị đe dọa hoặc bị ép buộc phải thay đổi nó. Điều này cũng có thể bao gồm cả khi quan hệ.

5. Kiểm soát tài chính. Có thể bao gồm giám sát liên tục chi tiêu của bạn, hoặc cung cấp cho bạn một 'trợ cấp' nhất định để sống (thường là khi đó là tiền của bạn nhưng họ lại kiểm soát).

6. Giám sát thời gian. Gia hạn cho mỗi lần di chuyển của bạn, giám sát mọi cuộc gọi hoặc kiểm soát việc bạn làm gì trong bao lâu cũng là một dạng của cưỡng chế kiểm soát.

7. Kiểm tra điện thoại và giữ điện thoại của bạn. Hoặc thay đổi mật khẩu cho iPad hoặc máy tính xách tay của bạn để bạn không thể sử dụng chúng. Điều này có thể bao gồm bất kỳ hình thức hạn chế truy cập vào thông tin liên lạc, thông tin hoặc dịch vụ.

8. Tương tự như vậy đối với các phương tiện di chuyển. Nếu bạn không thể ra khỏi nhà, hoặc sử dụng xe của bạn bởi vì họ không cho phép. Nếu hành vi của bạn đời bạn là làm cho bạn bị cô lập từ bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp, thì điều quan trọng là tìm kiếm sự giúp đỡ.

9. Kiểm soát việc ăn uống hoặc bỏ đói bạn. Nếu họ cố ý lấy thức ăn của bạn đi, hoặc giới hạn lượng thức ăn bạn được ăn, đó cũng là dấu hiệu của việc bạn đang bị cưỡng chế kiểm soát.

10. Sẵn sàng đập phá đồ đac, những thứ đồ giá trị, xóa email, tin nhắn quan trọng với bạn khi bạn không làm theo ý của họ.

Nếu bạn nhận thấy nửa kia của mình đang có những dấu hiệu trên, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ vì đó là những dấu hiệu của hành vi cưỡng chế kiểm soát, một kiểu bạo lực gia đình mới.

Hà Anh

(Theo Comospolitan)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/doi-chieu-10-dau-hieu-xem-ban-co-dang-bi-nua-kia-cuong-che-kiem-soat-n137595.html)

Tin cùng nội dung

  • Thường khá thấp bởi phần lớn các ca mắc bệnh được phát hiện muộn, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị.
  • Tiêu chảy không chỉ là triệu chứng khi bạn bị rối loạn tiêu hóa, mà thực tế nó còn ẩn chứa nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY