Việt Nam tham gia cuộc đua vaccine Covid-19
Dịch Covid-19 bùng phát và hoành hành trên toàn thế giới từ đầu năm 2020 đến nay với nhiều diễn biến phức tạp. Số người nhiễm và Tu vong vì virus SARS-CoV-2 không ngừng tăng lên ở nhiều quốc gia, bất chấp các nỗ lực phòng chống.
Giải pháp căn cơ để có thể chặn đứng và đẩy lùi đại dịch là sản xuất được vaccine ngừa Covid-19 hiệu quả và triển khai tiêm đại trà trên toàn thế giới. Chính vì vậy, thời gian qua, các nhà sản xuất, các cơ quan nghiên cứu và các quốc gia đang ưu tiên và nỗ lực hết mình “chạy đua” trong việc nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 để có thể cung ứng sớm nhất cho thị trường.
Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới – WHO cho biết, tính đến ngày 24/9/2020, có 187 loại vaccine Covid-19 được nghiên cứu phát triển. Đến nay, nhiều loại vaccine đang ở giai đoạn thử nghiệm trên người, đặc biệt có một số loại vaccine đã được phê duyệt để sản xuất thương mại và tiêm rộng rãi cho người dân nhiều quốc gia.
Không nằm ngoài “cuộc đua” vaccine Covid-19 với các nước trên thế giới, ngay sau khi dịch Covid-19 bùng phát, các nhà khoa học, sản xuất dược phẩm Việt Nam đã bắt tay vào nghiên cứu “vũ khí” hữu hiệu để chống lại Covid-19.
Chuyên gia của NANOGEN đang nghiên cứu sản xuất vaccine tại trụ sở chính công ty, quận 9, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần/VNE.
Ông Nguyễn Ngô Quang - Phó cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) - cho biết, cả nước đang có 4 đơn vị tham gia nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19 gồm: Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC), Công ty TNHH MTV Vaccine và sinh phẩm y tế, Bộ Y tế (VABIOTECH), Công ty Công nghệ sinh học dược Nanogen (NANOGEN) và Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (POLYVAC).
Theo các chuyên gia, mỗi quy trình nghiên cứu và phát triển một vaccine phải mất thời gian khoảng 7- 12 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp như đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu hiện nay, với sự tham vấn của tổ chức WHO, các chuyên gia trong nước và sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ trưởng Bộ Y tế, quy trình nghiên cứu vaccine phòng bệnh Covid-19 ở nước ta được xem xét rút gọn một số công đoạn hành chính, song những nội dung về chuyên môn, khoa học, kỹ thuật vẫn phải bảo đảm theo quy định.
Những bước tiến dài
Bộ Y tế cho biết, mặc dù 4 đơn vị sản xuất vaccine Covid-19 của Việt Nam đi theo hướng khác nhau nhưng kết quả nghiên cứu và thử nghiệm bước đầu cho thấy kết quả khả quan. Trong đó đáng chú ý, 3 dự án nghiên cứu vaccine của IVAC, VABIOTECH và NANOGEN đang có những bước tiến dài.
Từ tháng 5/2020, công ty nanogen đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu và sản xuất vaccine covid-19. đây là dự án theo đơn đặt hàng của bộ khoa học và công nghệ. vaccine covid-19 này có tên gọi là nanocovax, được phát triển theo công nghệ protein tái tổ hợp. theo đại diện nanogen, nhược điểm của loại vaccine này là vấn đề thời gian vì phải tạo dòng và chọn lọc trên tế bào, nhưng ưu đểm lớn nhất của vaccine nanocovax là tạo được đáp ứng miễn dịch tốt, độ an toàn cao, ít tác dụng phụ và có điều kiện bảo quản thuận lợi hơn so với các loại vaccine khác (bảo quản ở 2 - 8 độ c).
Ba lọ vaccine nanocovax hàm lượng 25 mcg, 50 mcg và 70 mcg của nanogen. ảnh: quỳnh trần/vne.
Ngày 17/12/2020, tại hà nội, bộ y tế phối hợp với bộ quốc phòng, bộ khoa học và công nghệ tổ chức tiêm thử nghiệm mũi vaccine nanocovax (sản phẩm do công ty nanogen sản xuất) ngừa covid-19 đầu tiên trên 3 người tình nguyện. sau khi tiêm vaccine, sức khoẻ 3 người tình nguyện đầu tiên hoàn toàn bình thường, không gặp bất kỳ phản ứng nào.
Đây là một dấu mốc đáng nhớ khi vaccine đầu tiên của Việt Nam được đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện tại Việt Nam.
Tính đến cuối tháng 1/2021, công ty nanogen cùng học viện quân y đã hoàn tất hơn nửa chặng đường thử nghiệm vaccine nanocovax giai đoạn 1 đánh giá độ an toàn của vaccine. cụ thể: liều 25mcg (nhóm 1a): tiêm đủ 2 mũi cho toàn bộ 20 tình nguyện viên; liều 50mcg (nhóm 1b): tiêm đủ mũi 1 cho 20 tình nguyện viên, 3 tình nguyện đầu tiên tiêm mũi 2; liều 75mcg (nhóm 1c): tiêm đủ mũi 1 cho toàn bộ 20 tình nguyện viên. qua theo dõi, sức khoẻ các tình nguyện viên đều ổn định, tinh thần hoàn toàn bình thường sau tiêm. kết quả ban đầu đánh giá vaccine nanocovax an toàn, tạo ra phản ứng miễn dịch tốt.
Việc nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine nanocovax đã đi được hơn nửa chặng đường giai đoạn 1 nên nhóm nghiên cứu đang tiến hành xử lý dữ liệu, gửi hồ sơ lên bộ y tế nhằm xác định liều phù hợp cho giai đoạn 2. dự kiến giai đoạn 2 của việc thử nghiệm lâm sàng sẽ bắt đầu ngay sau tết nguyên đán tân sửu 2021 và duy trì 2 mức liều tiêm.
Bộ y tế cho biết, lần thử nghiệm vaccine nanocovax này dự kiến giai đoạn 1 sẽ thực hiện khoảng 4 tháng, giai đoạn 2 cũng khoảng 4 tháng gối đầu, giai đoạn 3 khoảng 6 tháng. như vậy, dự kiến cuối năm 2021, chúng ta sẽ có những dữ liệu lâm sàng về vacicne nanocovax.
Tiếp nối những tín hiệu tốt sau khi vaccine nanocovax được tiêm thử nghiệm trên người, ngày 21/1/2021, tại hà nội, viện vaccine và sinh phẩm y tế (ivac) phối hợp với viện vệ sinh dịch tễ trung ương và trường đại học y hà nội tiến hành khởi động thử nghiệm giai đoạn một vaccine covivac trên người, bắt đầu tư vấn và tiếp nhận tình nguyện viên đăng ký, tham gia thử nghiệm lâm sàng. dự kiến, người tình nguyện đầu tiên sẽ được tiêm vaccine thử nghiệm vào tháng 2/2021. giai đoạn 1 sẽ kết thúc vào tháng 4/2021.
Vaccine covivac đã được ivac bắt đầu nghiên cứu từ tháng 5/2020, đã thực hiện các nghiên cứu tiền lâm sàng tại ấn độ, mỹ và việt nam. kết quả cho thấy tính an toàn và hiệu quả trên thực nghiệm, đạt đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để có thể tiến hành nghiên cứu trên người.
Covivac là vaccine dạng dung dịch có hoặc không có tá chất bổ trợ, không có chất bảo quản, với công nghệ sản xuất là vaccine vector Newcastle (NDV), gắn gene biểu hiện Protein S của SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ sản xuất trên trứng gà có phôi. Công nghệ này được sử dụng để sản xuất vaccine dự phòng cúm mùa đã được Việt Nam phát triển thành công và đang lưu hành tại nước ta.
Đánh giá về covivac, tiến sĩ phạm văn tác - cục trưởng cục công nghệ - khoa học và đào tạo (bộ y tế) - cho biết, giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vaccine covivac cho thấy tính sinh miễn dịch cao. ngoài ra, điều kiện đảm bảo an toàn covivac là bảo quản ở nhiệt độ 28 độ c, không quá ngặt nghèo như các vaccine covid-19 khác trên thế giới. vaccine rất phù hợp và có cơ sở vật chất sẵn sàng ở các trung tâm tiêm chủng của việt nam.
Một điểm đặc biệt nổi bật là covivac được phát triển trên biến chủng mới của sars-cov-2. “chúng ta hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào vaccine này”, tiến sĩ phạm văn tác khẳng định.
Ivac dự kiến ba giai đoạn thử nghiệm lâm sàng covivac tiến hành từ ngày 21/1 đến hết năm 2021, hoàn tất vào đầu năm 2022 để đưa vào sử dụng.
Tình nguyện viên đầu tiên được tiêm thử nghiệm nanocovax - vaccine covid-19 của việt nam. ảnh: hải nguyễn/lđo.
Tự lực sản xuất và chủ động tìm nguồn cung
Nhằm đảm bảo vaccine Covid-19 được phân bổ công bằng và hiệu quả trên thế giới, Cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu (COVAX) của WHO ra đời, hiện đã có 189 nước trên thế giới tham gia, trong đó có Việt Nam. Theo thông báo của WHO, COVAX đã đặt mua được gần 1 tỉ liều vaccine Covid-19 cho các nước thu nhập thấp và trung bình.
Tuy nhiên, bất chấp các cam kết và những cơ chế quốc tế đã được lập ra, những nước nghèo đang bị tụt lại rất xa trong cơ hội để được phân phối vaccine Covid-19. Nguyên nhân là bởi các nước giàu đang tích trữ quá mức cần thiết vaccine. Dự kiến trong năm 2021, thế giới sẽ có thể sản xuất được 12 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19. Thế nhưng, 9 tỷ liều đã được các nước giàu đặt trước. Điều này dẫn đến một thực tế là khả năng cao, phải đến năm 2022, thậm chí còn muộn hơn, nhiều nước đang phát triển mới có khả năng được tiếp cận vaccine Covid-19.
Trong bối cảnh đó, cộng với việc nguồn cung vaccine Covid-19 còn hạn chế và giá thành cao, việc Việt Nam tự lực nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19 là vô cùng cần thiết và đúng đắn.
Theo Bộ Y tế, hiện nay, Việt Nam là một trong 42 quốc gia trên thế giới có thể sản xuất vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng nên chúng ta hoàn toàn chủ động được sản xuất, cung cấp đủ vaccine cho nhu cầu các địa phương. Tương tự với Covid-19, chúng ta đã nghiên cứu, thử nghiệm để sản xuất nhằm đảm bảo an ninh vaccine. Việt Nam cũng là một trong 38 quốc gia có cơ quan quản lý vaccine theo tiêu chuẩn của WHO.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, với những kết quả đạt được trong việc nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19, Việt Nam hoàn toàn kỳ vọng làm chủ vaccine Covid-19, chủ động trong cung ứng cho người dân. Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế hoàn thiện quy định về nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm lâm sàng, cấp phép đăng ký, sử dụng vaccine Covid-19 tại Việt Nam; các đơn vị trong Hệ thống quản lý quốc gia về vaccine (NRA) đẩy nhanh quá trình kiểm định, thẩm định hồ sơ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, cấp phép lưu hành vaccine phòng Covid-19, thúc đẩy nghiên cứu sản xuất vaccine tại Việt Nam trong thời gian ngắn nhất nhưng phải đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người sử dụng.
Ông Hồ Nhân - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NANOGEN - cho biết, công suất hiện tại của công ty có thể sản xuất hai triệu liều vaccine/năm. Trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, công ty vừa sản xuất, vừa nâng cấp nhà máy để tối ưu hóa công suất lên 20 triệu - 30 triệu liều/năm. Công suất lý tưởng là 50 triệu liều/năm.
Ngoài hai nguồn cung ứng vaccine Covid-19 có thể có là từ COVAX và vaccine sản xuất trong nước nêu trên, Việt Nam cũng tích cực tìm kiếm các nguồn vaccine khác thông qua tiếp cận, trao đổi trực tiếp với các nhà sản xuất nước ngoài. Bộ Y tế đang đàm phán để mua 30 triệu liều vaccine AstraZeneca của Anh để đảm bảo tiêm cho 15 triệu dân, mỗi người hai liều.
Thời gian qua, công tác phòng chống đại dịch Covid-19 ở nước ta rất hiệu quả. Việt Nam đã tự sản xuất được bộ kit test chẩn đoán SARS-CoV-2 kết quả chính xác rất cao. Và bây giờ, chúng ta đang làm một việc rất lớn và quan trọng, đó là sản xuất vaccine Covid-19 tại Việt Nam do chính người Việt Nam nghiên cứu, phát triển và sử dụng chính con người Việt Nam tham gia thử nghiệm lâm sàng.
Dù quá trình thử nghiệm trên người mới bắt đầu, dù phía trước vẫn còn nhiều thách thức, song các cuộc thử nghiệm vaccine vừa qua ở nước ta và việc tích cực tìm nguồn cung vaccine Covid-19 đã chứng minh tính khoa học, trách nhiệm, nhân đạo, sự nhanh nhạy, chủ động và sự tự tin, tự lực, tự cường của Việt Nam trong bảo vệ người dân trước đại dịch lịch sử của loài người.
Ngọc Phương
Link bài gốc Lấy link
Ngọc Phương
Chủ đề liên quan:
Covid 19 Covid 19 COVID 19 Covivac dịch bệnh Covid 19 dịch bệnh Covid 19 Nanocovax vaccine COVID vaccine Covid 19 vaccine Covid 19 vaccine Covid 19 Việt Nam