Khoa học hôm nay

Vì sao các loài cá đáy biển có vẻ ngoài kỳ dị?

Đáy biển là một trong những môi trường sống lớn nhất và khắc nghiệt nhất thế giới, khiến các sinh vật nơi đây đã hình thành những đặc điểm kỳ dị giúp chúng tồn tại.

Đại dương chiếm hơn 70% bề mặt hành tinh. Nhiều loài cá lẩn khuất dưới đáy đại dương trông giống như những sinh vật ngoài hành tinh đáng sợ bước ra từ các bộ phim kinh dị. Chúng có những chiếc răng khổng lồ, thân phát sáng trong bóng tối và mắt lồi.

Vẻ ngoài kỳ quái của cá đáy biển là do môi trường sống khắc nghiệt của chúng. phần lớn đáy đại dương nằm ở độ sâu từ 200m trở xuống nên có ít ánh sáng, áp suất lớn, ít thức ăn và lạnh hơn hẳn phần còn lại của đại dương (nhiệt độ trung bình khoảng 4°c, gần điểm đóng băng).

Vì thế, các loài sinh vật nơi đây phải có những đặc điểm thích nghi đặc thù để có thể tồn tại. Do ít có cơ hội tìm được thức ăn, cá đáy biển đã dần hình thành những thuộc tính giúp chúng bắt mồi, trong đó có những đặc điểm đáng sợ như hàm răng khổng lồ.

Ví dụ, cá rắn viper Sloane (Chauliodus sloani) có răng nanh to đến nỗi không đóng được miệng. Những chiếc răng nhọn hoắt đó còn trong suốt, nên con mồi không thể thấy vũ khí của loài cá này cho đến khi đã quá muộn. Những loài cá đáy biển khác, như cá chình bồ nông (Eurypharynx pelecanoides), có thể há miệng to, giúp nó bắt và nuốt những loài cá lớn gần bằng thân nó.

Cá rắn viper Sloane có răng to, trong và cơ quan phát sáng dọc bụng. Các đặc điểm này giúp nó có thể sống sót dưới đáy biển. Ảnh: DeAgostini

Một số loài săn mồi dưới đáy biển có thứ vũ khí bí mật giúp thu hút con mồi: phát quang sinh học. Ví dụ,cá cần câu đáy biển, từng xuất hiện trong bộ phim hoạt hình “Đi tìm Nemo” năm 2003, dụ mồi bằng một điểm sáng ở cuối cái cần gắn trên đầu chúng. Điểm sáng này thu hút con mồi một phần vì chúng nghĩ rằng mình chuẩn bị đớp một sinh vật nhỏ phát sáng.

Cá cần câu (thuộc chi Melanocetus) sử dụng phát quang sinh học để thu hút con mồi dưới biển sâu. Ảnh: MBARI

Song, dụ mồi không phải là công dụng duy nhất của phát quang sinh học. Theo một nghiên cứu năm 2017 của Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey, Mỹ, đặc điểm này có ở 75% các loài cá đáy biển. Cá rìu biển lớn (Argyropelecus gigas) - một loài cá đáy biển khác - có thể chỉnh độ sáng tùy theo môi trường, và nó dùng đặc điểm này để “tàng hình” trước kẻ thù.

Ngoài ra, đặc điểm phát quang còn giúp cá đáy biển thu hút bạn tình và chống lại loài săn mồi.

Hiện tượng phát quang làm cho đáy biển trông như bức tranh “Đêm đầy sao” của Van Gogh ở dạng 3D. Trong hầu hết trường hợp, khả năng phát sáng là kết quả của một phản ứng hóa học trong cơ thể cá. Chất phát sáng gọi là luciferin kết hợp với enzyme luciferase để tạo ra một photon, giống như khi ta bẻ một que phát sáng.

Một con cá giọt nước (Psychrolutes phrictus) có cơ thể mềm nhũn như thạch đang bơi lượn phía trên miệng núi lửa ngầm Axial Seamount ở bờ biển Washington, tại độ sâu gần 1.525m. Ảnh: UW/NSF-OOI/CSSF Dive R1470; V11

Một đặc điểm phổ biến khác của cá đáy biển là mềm nhũn, như có thể thấy ở cá giọt nước (Psychrolutes marcidus) sống ở độ sâu từ 600 đến 1.200m tại các khu vực biển quanh Úc và Tasmania. Ở độ sâu này, áp suất có thể lên tới hơn 100 lần so với mặt biển. Để sống sót dưới áp suất cao như thế, cá giọt nước đã hình thành cơ thể vô cùng mềm nhũn và không có bộ xương cứng chắc. Vì thế, khi được mang lên mặt nước, loài cá này xẹp xuống và biến thành một sinh vật sền sệt với cái mặt trông như luôn cáu gắt. Vẻ ngoài kỳ lạ này đã khiến nó được bình chọn là “loài động vật xấu nhất thế giới” vào năm 2013.

- Video ấp nở cá sấu xiêm quý hiểm ở TP Hồ Chí Minh. Nguồn: Dân trí

Theo Khoa học & Phát triển

Link bài gốc Lấy link

https://khoahocphattrien.vn/Giai%20ma/nuoc-dap-lua-nhu-the-nao/2023081011363415p879c938.htm

Theo Khoa học & Phát triển

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vi-sao-cac-loai-ca-day-bien-co-ve-ngoai-ky-di/20231001094043627)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sốt xuất huyết (SXH) đã và đang diễn biến hết sức phức tạp tại các địa phương, cả nước đã ghi nhận khoảng 25.000 ca SXH và 16 người Tu vong...
  • Theo các nghiên cứu, lượng kẽm cần thiết hàng ngày cho trẻ sơ sinh khoảng 5mg, trẻ em gấp đôi trẻ sơ sinh (10mg), phụ nữ cần khoảng 12mg...
  • Một người chỉ cần mất 5 - 10% nước đã coi như mất nước trầm trọng và khi mất đến 15 - 20% là coi hết hy vọng cứu chữa. nước quan trọng với sự sống con người như vậy. bên cạnh đó, cách uống nước như thế nào cũng rất quan trọng.
  • Con em năm nay 9 tuổi, ngực trái có biểu hiện nhú lên và đầu ngực phải bình thường...
  • Mọi người dân thường bị rắn cắn khi làm ruộng, đi đường hoặc đi vào rừng. Nhiều trường hợp bị rắn cắn vào tay khi đánh bắt cá; thò tay vào để bắt cua, bắt ếch; dỡ đống gạch
  • Các cụ ta có câu: “Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”. Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người nhưng cũng là căn bệnh thường gặp...
  • Cùng cảm nhận những bài học sâu sắc về cuộc sống ẩn giấu qua những nét vẽ tài tình của người họa sỹ.
  • Bệnh thấp tim còn được gọi là bệnh thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp, là một thể lâm sàng của bệnh tự miễn dịch (nghĩa là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các cơ quan tổ chức của mình).
  • Chứng mẫn cảm của cơ thể là hiện tượng cơ thể phản ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên.
  • Độ ẩm không khí quá cao, nền nhà, tường đều chảy nước, nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển là những tác nhân khiến trẻ em đổ bệnh. Nếu trẻ không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY