Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Cơ thể cần bao nhiêu kẽm một ngày?

Theo các nghiên cứu, lượng kẽm cần thiết hàng ngày cho trẻ sơ sinh khoảng 5mg, trẻ em gấp đôi trẻ sơ sinh (10mg), phụ nữ cần khoảng 12mg...
Theo các nghiên cứu, lượng kẽm cần thiết hàng ngày cho trẻ sơ sinh khoảng 5mg, trẻ em gấp đôi trẻ sơ sinh (10mg), phụ nữ cần khoảng 12mg, đặc biệt phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần 15mg.

Kẽm được hấp thu phần lớn ở ruột non, nhất là ở hồi tràng, phần nhỏ ở dạ dày và ruột già. Sau khi dùng kẽm bằng đường miệng (uống), kẽm xuất hiện trong máu sau 15 phút và nồng độ đạt tối đa sau 2 - 4 giờ. Tuy vậy, kẽm có nhược điểm là không dự trữ trong cơ thể, có đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần cung cấp hàng ngày không đủ lượng kẽm cần thiết. Khi thiếu kẽm, không có triệu chứng bộc phát một cách rõ rệt, nhưng có ảnh hưởng ngay đến sự tăng trưởng và sự chuyển hóa của cơ thể.

Do kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa, vì vậy những người có bệnh ở đường tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, bệnh dạ dày - tá tràng...) thường bị thiếu kẽm. Kẽm được thải ra ngoài với một lượng lớn qua dịch ruột, dịch tụy, số kẽm còn lại được đào thải qua nước tiểu và mồ hôi.

Lượng kẽm trong cơ thể có liên quan chặt chẽ với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của cơ thể và hơn nữa có thể còn là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lâu dài tới cuộc sống, tuổi thọ và sinh mạng của con người.

Mời độc giả đón đọc phần 3:"vào lúc 8h ngày 29/8/2015

PGS.TS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-co-the-can-bao-nhieu-kem-mot-ngay-16628.html)

Tin cùng nội dung

  • Suy dinh dưỡng trẻ em, Đông y gọi là cam tích. Nguyên nhân thường gặp là do trẻ ăn uống không điều độ, (cai sữa quá sớm, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá, no hoặc đói thất thường), làm tỳ vị bị tổn thương, do chăm sóc không đúng cách, hoặc không phù hợp với các giai đoạn phát triển S*nh l* của trẻ nhỏ, làm nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.