Sức khỏe hôm nay

Học thêm và thấp còi

Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
Suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em nước ta là vấn đề được quan tâm từ lâu, có thể nói là đã hàng chục năm nay. Nói như vậy để thấy đây không phải là vấn đề mới, và qua hàng năm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ngày càng giảm xuống nhưng vẫn ở mức đáng quan ngại. Người ta ngày càng nhận thấy tầm quan trọng về sức khỏe thể lực, bao gồm đạt chuẩn về chiều cao cân nặng, những chỉ số liên quan hết sức chặt chẽ đến sức khỏe tinh thần, trí tuệ và cảm xúc.

Có thể nói, để cải thiện tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi đòi hỏi một cuộc “chiến đấu” bền bỉ, qua nhiều năm tháng. Rất lâu nữa thanh thiếu niên chúng ta mới có tầm vóc cao lớn ngang bằng người Nhật, người Hàn Quốc (hiện chỉ số về tầm vóc của thanh niên Việt Nam qua một nghiên cứu cho biết là thấp nhỏ gần nhất trong các nước Đông Nam Á, chỉ hơn Indonesia). Việc cải thiện suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em trước hết vẫn là biện pháp tăng cường… dinh dưỡng. Đây là điều cũng đang hết sức khó khăn, nhất là ở vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Tình hình này được cải thiện, ngoài sự chăm lo của nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân từ thiện, khi tình hình kinh tế đất nước khá lên, thu nhập của người dân tăng cao. Khi đó, trẻ được ăn no đủ về lượng, về chất, có thịt cá, bơ sữa...

Tuy nhiên không chỉ trẻ em ở vùng khó khăn bị suy dinh dưỡng mà cả trẻ thành phố lớn cũng rơi vào điều tương tự dù tỉ lệ có thấp hơn.

Điều dễ nhận thấy, “vấn nạn” của trẻ thành phố hiện nay ảnh hưởng đến thể lực, phát triển tầm vóc là sự vận động (yếu tố tác động đến 20% sự phát triển về thể lực, tầm vóc) quá ít, do thiếu sân chơi và không có thời gian. Đơn cử, những đứa trẻ ở TP.HCM, thậm chí một số vùng của các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai… ngày học hai buổi (bán trú) chỉ quanh quẩn ở lớp, mỗi tuần chỉ có 1 tiết học thể dục, sân trường hẹp không có chỗ chạy nhảy… Đã vậy, về nhà chúng phải học thêm nên không có thời gian cho vận động, ăn cũng tranh thủ.

Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm. Trên thực tế, các em học ngày hai buổi đã là học thêm, không biết khảo sát có tính đến chuyện này hay chưa? Rồi về nhà, có em không đến nhà cô thầy, hay trung tâm ngoại ngữ nhưng cũng phải học thêm ở nhà dưới sự giám sát của bố mẹ. Nhiều em phải học đến gần nửa đêm.

Học nhiều là tốt, nhưng như đã nói, học như vậy khiến trẻ không còn thời gian vận động, thiếu thời gian ngủ, nghỉ và thậm chí ăn uống cũng vội vàng. Hậu quả là nhiều em suy dinh dưỡng thấp còi và không ít em bị béo phì.

Một phụ huynh nhận xét: thông thường thiết kế chương trình dạy học là cho 1 buổi/ ngày với thời lượng 4 - 5 tiết. Lẽ ra thiết kế như vậy thì chỉ cần thời gian như vậy là đủ để truyền tải - tiếp nhận kiến thức. Vậy mà các em đã phải học 2 buổi ở trường, vẫn chưa đủ về nhà phải học thêm rất căng thẳng. Tính ra nhiều em mỗi ngày học 3 buổi.

Trước đây, trẻ học thêm có hai dạng (và chỉ nhà trường tổ chức chính thức): bồi dưỡng cho trẻ giỏi, phụ đạo cho trẻ kém. Đương nhiên số trẻ này rất ít.

Một phụ huynh khác nói: nhìn và thiết kế sách Tiếng Việt lớp 1 thì thấy đó là sách cho người nước ngoài học tiếng Việt chứ không phải cho trẻ em Việt Nam. Sách vỡ lòng xưa mới đúng là sách học đánh vần, học viết cho trẻ em Việt Nam.

Có lẽ các cơ quan chức năng cần nhìn nhận lại vấn đề học, thời lượng học để vừa giúp trẻ có kiến thức cần thiết vừa đảm bảo thời gian vận động, vui chơi, ngủ nghỉ cho các em, để các em phát triển lành mạnh, hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần, kiến thức.

THẾ PHONG

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hoc-them-va-thap-coi-309.html)

Chủ đề liên quan:

học thêm suy dinh dưỡng thấp còi

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người thường nghĩ rằng chiều cao phụ thuộc phần lớn vào yếu tố di truyền. Tuy nhiên trong thực tế và một số công trình nghiên cứu đã cho thấy chiều cao chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố,
  • Lâu nay các bà mẹ cứ nghĩ cho con ăn thức ăn có nhiều protein là tốt, tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng chế độ ăn nhiều protein làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu làm ảnh hưởng đến việc tăng trưởng chiều cao của con trẻ...
  • Suy dinh dưỡng thai nhi trong tử cung là hiện tượng trẻ sinh ra đủ tháng, nhưng cân nặng dưới 2,5kg.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho sức khỏe con người, mọi lứa tuổi, nhất là người cao tuổi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, người cao tuổi thường phải đối mặt với nguy cơ bị suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, dẫn tới bệnh tật và Tu vong.
  • Suy dinh dưỡng là sự mất cân bằng thực phẩm đã tiêu thụ và nhu cầu năng lượng của mỗi một cơ thể con người và chủ yếu gặp ở trẻ em và người cao tuổi (NCT). Suy dinh dưỡng ở NCT có thể khắc phục được nếu phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp dinh dưỡng.
  • Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi là tình trạng gầy yếu do ăn quá ít hoặc ăn không cân đối giữa các thức ăn cơ bản là đạm, đường, chất béo. Một người được coi là suy dinh dưỡng khi bị sụt từ 5 - 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng tới một năm.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Suy dinh dưỡng trẻ em, Đông y gọi là cam tích. Nguyên nhân thường gặp là do trẻ ăn uống không điều độ, (cai sữa quá sớm, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá, no hoặc đói thất thường), làm tỳ vị bị tổn thương, do chăm sóc không đúng cách, hoặc không phù hợp với các giai đoạn phát triển S*nh l* của trẻ nhỏ, làm nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY