Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Con gái 2 tuổi liên tục bị viêm phổi, gầy gò đến đáng thương, thói quen ăn uống được bố tiết lộ làm mẹ không giữ nổi bình tĩnh

Người mẹ đau lòng cho biết con gái có sức khỏe không tốt, thường bị viêm phế quản, nhiễm trùng hô hấp, thật không ngờ tình trạng của con lại một phần bắt nguồn từ thói quen ăn uống không tốt này.

Một cặp vợ chồng ở Chiết Giang (Trung Quốc) mới đây đã vô cùng buồn bã đưa con gái 2 tuổi vào khoa nhi của Bệnh viện Chữ thập đỏ Hàng Châu để kiểm tra. Đây không phải là lần đầu tiên họ đưa con đến bệnh viện.

Bé tiểu anh (tên đã được thay đổi), hồi đầu năm nay đã bị mắc bệnh viêm phổi phải nhập viện. gần 10 tháng sau, đứa trẻ lại tiếp tục được chẩn đoán bị viêm phổi, tình trạng dai dẳng không dứt.

Mẹ của tiểu anh đau lòng cho biết, con gái cô thể trạng không tốt, cứ cách 1-2 tháng là lại phải đến bệnh viện kiểm tra. các lần chẩn đoán của bác sĩ cho thấy tiểu anh bị viêm phổi phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Bé Tiểu Anh được bác sĩ chăm sóc trong bệnh viện.

Vì con gái luôn gặp vấn đề về hô hấp nên trong nhà, người mẹ luôn phải chuẩn bị sẵn các loại Thu*c có liên quan. Có lúc uống Thu*c xong, bệnh của bé Tiểu Anh sẽ thuyên giảm nhanh chóng nhưng cũng có lúc tình trạng không được cải thiện, hai vị phụ huynh lại vội vàng đưa con vào bệnh viện.

Kim Hải Lệ, bác sĩ trưởng khoa Nhi tại bệnh viện sau khi khám sức khỏe cho Tiểu Anh đã hỏi về lịch sử bệnh của cô bé. Họ nhận thấy rằng ngoài căn bệnh viêm phổi, Tiểu Anh còn được xác định bị suy dinh dưỡng. Đứa trẻ cao 88cm nhưng chỉ nặng có 9kg, trong khi cân nặng theo độ tuổi trung bình của trẻ em ở độ tuổi này là khoảng 12-13kg.

Bác sĩ kim cho biết, bé tiểu anh ngoài việc phải được điều trị bệnh viêm phổi thì càng cần quan tâm hơn đến vấn đề dinh dưỡng của cháu bé. nếu tình trạng dinh dưỡng không được cải thiện càng sớm càng tốt, không thể tăng cường sức khỏe của cô bé thì ngay cả khi chữa khỏi bệnh bây giờ, đứa trẻ vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng và bị bệnh trở lại sau khi xuất viện.

Đứa trẻ không chỉ bị viêm phổi mà còn được chẩn đoán bị suy dinh dưỡng.

Chuyên gia dinh dưỡng tại bệnh viện, Trương Hồng Anh, quan sát tình trạng của bé Tiểu Anh kỹ càng và hỏi mẹ đứa trẻ: "Chị có hay cho cháu ăn quà vặt không?".

Người mẹ khẳng định chắc chắn: "Không bao giờ, tôi không cho con ăn vặt".

Không ngờ người chồng ngồi cạnh tái xanh mặt mũi thì thào: "Có một chút, khi vợ vắng nhà, tôi thường cho cháu ăn linh tinh..."

Hóa ra trong thời gian người mẹ đi làm, người bố ở nhà trông con, vì để tiết kiệm thời gian nấu nướng, anh thường xuyên cho con gái ăn đồ ăn nhanh, bánh kẹo, bánh ngọt... Đây là bí mật nhỏ giữa bố và con gái.

Ban đầu ông bố cũng cảm thấy hơi băn khoăn nhưng nhìn thấy con ăn ngon miệng và rất vui vẻ nên anh tiếp tục bí mật cho con ăn những loại thức ăn không lành mạnh, không biết rằng những mối họa khôn lường trong quá trình phát triển của con đang dần hình thành.

Về phần người mẹ, cô không hề hay biết về thói quen ăn uống bí mật của hai bố con. lần nào đến giờ cơm tối, thấy con gái nói không muốn ăn, tỏ vẻ chán chường không đụng đến thức ăn, cô chỉ cho rằng con là đứa trẻ biếng ăn.

Gần đây, người chồng gặp một số vấn đề về sức khỏe, được bác sĩ chẩn đoán bị thừa cân. Trong khi đó cô con gái nhỏ của họ lại ngày càng ốm yếu, suy dinh dưỡng, bệnh tật liên miên.

Phát hiện ra điều mà chồng giấu giếm bấy lâu, người mẹ tức đến bật khóc, suýt không giữ nổi bình tĩnh.

Bác sĩ cho biết trẻ em trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển có nhu cầu rất lớn và đa dạng về dinh dưỡng. thói quen ăn uống kém của trẻ, trừ khi trẻ mắc bệnh thì hầu như đều xuất phát từ chính thói quen không tốt của bố mẹ.

Trẻ có thói quen ăn uống kém lâu ngày dẫn đến biếng ăn, chán ăn, suy dinh dưỡng. một khi thể trạng trẻ không khỏe, cơ thể có sức đề kháng kém sẽ dễ nhiễm bệnh dai dẳng.

Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên học một vài công thức nấu ăn đơn giản, chú ý cân đối năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Không nên nêm nếm quá nhiều gia vị và đảm bảo thành phần nguyên liệu xanh, tươi, dễ tiêu hóa và hấp thu cho trẻ.

Trẻ em luôn tò mò về những điều mới lạ, nếu cha mẹ có thể thêm một số thay đổi về hình dáng, màu sắc, sự thú vị vào khẩu phần ăn của trẻ, để trẻ cùng tham gia vào quá trình nấu ăn, thì sẽ có thể kích thích được trẻ ăn ngon miệng hơn.

(Nguồn: Sohu)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/con-gai-2-tuoi-lien-tuc-bi-viem-phoi-gay-go-den-dang-thuong-thoi-quen-an-uong-duoc-bo-tiet-lo-lam-me-khong-giu-noi-binh-tinh-20211120133150207.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Triệu chứng khó thở và ho liên tục có thể khiến bạn lo lắng đến các bệnh ở họng hoặc tim. Nhưng bạn có biết rằng, đó cũng có thể là 2 dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị viêm phổi .
  • Chị họ tôi bị viêm phổi, đang điều trị tại bệnh viện tỉnh. Tôi và mấy người nhà cùng vào viện thay nhau chăm sóc chị tôi.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Suy dinh dưỡng trẻ em, Đông y gọi là cam tích. Nguyên nhân thường gặp là do trẻ ăn uống không điều độ, (cai sữa quá sớm, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá, no hoặc đói thất thường), làm tỳ vị bị tổn thương, do chăm sóc không đúng cách, hoặc không phù hợp với các giai đoạn phát triển S*nh l* của trẻ nhỏ, làm nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY