Suy dinh dưỡng thai nhi trong tử cung là hiện tượng trẻ sinh ra đủ tháng, nhưng cân nặng dưới 2,5kg.
Suy
dinh dưỡng thai nhi trong tử cung là hiện tượng trẻ sinh ra đủ tháng, nhưng cân nặng dưới 2,5kg. Dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng của mẹ qua ăn uống, tuần hoàn và quá trình trao đổi chất.
Nguyên nhân
Khi mang thai nếu người mẹ có chế độ ăn uống không hợp lý, dinh dưỡng kém, mắc các bệnh mạn tính, bệnh lý mạch máu, u xơ tử cung, tử cung dị dạng... Xuất hiện các bất thường tại bánh nhau có liên quan đến hệ thống mạch máu, làm giảm tuần hoàn bánh nhau; Xuất hiện những bất thường do di truyền hay do tình trạng nhiễm trùng bào thai,… sẽ làm giảm chất lượng dinh dưỡng và giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của thai thi dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.
Thai nhi suy dinh dưỡng có nguy cơ gì?
Khi thai nhi bị suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển trong tử cung có tỷ lệ Tu vong cao hơn từ 4-8 lần so với những trường hợp bình thường; khi sinh thường dễ bị ngạt, viêm phổi, chảy máu, hạ đường huyết… Khi trẻ lớn có thể xảy ra một số nguy cơ như: chậm lớn, chậm phát triển về tinh thần và thậm chí còn có di chứng thần kinh. Nếu suy dinh dưỡng ở mức độ cao, trẻ có thể Tu vong trong giai đoạn sơ sinh do bị ngạt, viêm phổi, hít phải nước ối hoặc bị nhiễm trùng nặng….
Phòng tránh như thế nào
Để phòng tránh và phát hiện thai suy dinh dưỡng, khi mang thai cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ăn uống các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Ăn nhiều loại thực phẩm để bổ sung đa dạng dưỡng chất, ngoài ba bữa chính cần bổ sung thêm 2-3 bữa phụ. Lượng thực phẩm ăn từng bữa đều phải tăng hơn những lúc chưa mang thai (tùy theo cơ thể) để đảm bảo nguồn năng lượng nuôi thai nhi. Cần chú trọng tới một số thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, các loại đậu...
Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lí để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi. Cần đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm các bất thường của thai để có biện pháp can thiệp kịp thời. Trước khi mang thai, những người có bệnh lý và các bệnh mạn tính như: tim, phổi, đái tháo đường, hen,… cần đi khám và có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh nguy cơ suy
dinh dưỡng thai nhi, đảm bảo sức khỏe cả mẹ và con.
BS. Thu Lan