Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Chăm sóc bản thân và thai nhi

Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.

Chăm sóc trước sinh (chăm sóc thai sản) có quan trọng không?

Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.

Điều gì sẽ diễn ra trong những lần khám thai?

Khi nhận ra mình đã mang thai, bạn nên đặt lịch khám với bác sĩ. Lần khám thai đầu tiên thường vào khoảng thai 6 đến 8 tuần (tức thai gần 2 tháng tính từ ngày đầu tiên của lần ra kinh cuối cùng trước khi mang thai). Bác sĩ có thể sẽ bắt đầu bằng cách hỏi tiền sử y khoa (các bệnh từng mắc hoặc can thiệp y khoa trước đây) và tìm hiểu cảm giác của bạn khi mang thai. Bạn sẽ được cân và đo huyết áp. Những số đo này cũng sẽ được thực hiện trong những lần đến khám bác sĩ tiếp theo. Trong lần khám thai đầu tiên, bạn cũng sẽ được khám phụ khoa (khám trong) để kiểm tra kích thước và hình dạng của tử cung (dạ con) và xét nghiệm Pap để kiểm tra bất thường của cổ tử cung (phần tử cung thông với “cửa mình” -*m đ*o). Xét nghiệm nước tiểu và máu cũng sẽ được thực hiện vào lần khám đầu và lặp lại ở những lần khám sau. Xét nghiệm nước tiểu sẽ thử nước tiểu để kiểm tra vi khuẩn trong nước tiểu, lượng đường có cao không (có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường) và có protein trong nước tiểu hay không (là báo hiệu nguy cơ tiền sản giật, một dạng cao huyết áp trong thời gian mang thai). Xét nghiệm máu để kiểm tra chất sắt có thấp không (trong trường hợp thiếu máu), số lượng tế bào máu, các bệnh truyền nhiễm (như bệnh giang mai và viêm gan) và nhóm máu cũng sẽ được thực hiện. Siêu âm thỉnh thoảng được thực hiện để dự đoán ngày sanh hoặc khảo sát sự tăng trưởng của thai và vị trí của bé trong tử cung bạn. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh em bé của bạn trên một màn hình video. Các xét nghiệm khác có thể cần thiết nếu bạn hoặc con bạn đang có nguy cơ đối với bất kỳ vấn đề bệnh lý nào.

Tôi nên tăng bao nhiêu cân trong thời kỳ mang thai?

Nói chuyện với bác sĩ về việc bạn nên tăng bao nhiêu cân. Số cân nặng tăng trong thai kỳ khác nhau cho tất cả mọi người, nhưng hầu hết phụ nữ tăng khoảng 25 đến 30 pounds (tức khoảng 10-14kg). Nếu bạn hơi nhẹ cân khi bắt đầu thai, bạn sẽ cần phải tăng nhiều cân hơn. Nếu bạn hơi thừa cân khi bắt đầu có thai, số cân cần tăng sẽ ít hơn.

Tôi nên ăn gì khi mang thai?

Một chế độ ăn uống cân bằng là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho bản thân và em bé của mình. Có một vài loại thực phẩm cần phải cẩn thận hơn nếu muốn ăn trong khi đang mang thai. Ăn thịt, trứng và cá không được nấu chín hoàn toàn (tái) sẽ có nguy cơ nhiễm trùng. Không ăn nhiều hơn 2 hoặc 3 khẩu phần cá mỗi tuần (bao gồm cả cá đóng hộp). Không ăn cá mập, cá kiếm, cá thu hoặc cá kình. Những loại cá này đôi khi có hàm lượng thủy ngân cao, có thể ảnh hưởng đến bé. Nếu bạn ăn cá ngừ, nên chắc chắn rằng đó là cá ngừ trắng, đối với cá ngừ albacore và cá ngừ nướng thì không nên ăn quá 6 ounces (khoảng 170 gram) mỗi tuần. Ăn 12 ounce (340gram) cá ngừ trắng đóng hộp một tuần thì an toàn. Rửa tất cả trái cây và rau quả. Hãy giữ thớt và đĩa đựng thức ăn sạch sẽ. Tiêu thụ 4 hoặc nhiều hơn khẩu phần thực phẩm từ sữa (phô mai, da-ua…) mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bổ sung đủ canxi cho bạn và em bé. Không uống sữa chưa được tiệt trùng hoặc ăn các sản phẩm sữa không tiệt trùng. Các loại phô-mai (phô-mai mềm, phô-mai xanh và phô-mai theo phong cách Mexico) có thể chứa vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nếu bạn uống cà phê hoặc các thức uống khác có chứa caffeine, không nên uống nhiều hơn 1-2 ly, tương đương 500ml (nửa lít) mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo như aspartame (một số thương hiệu: Equal, NutraSweet) và sucralose (tên thương mại là Splenda) trong khi bạn đang mang thai, nhưng bạn nên sử dụng chúng ở mức độ vừa phải. Nếu bạn có một bệnh di truyền được gọi là phenylketonuria, hay PKU, bạn không nên sử dụng aspartame.

Tôi có nên dùng vitamin (viên đa sinh tố)?

Bạn nên dùng 1.000 mcg (1 mg) axit folic mỗi ngày trong thời gian mang thai. Axit folic có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan tới bộ não và tủy sống của bé. Bắt đầu uống axit folic trước khi mang thai là tốt nhất. Bác sĩ có thể cho bạn uống viên đa sinh tố trong thời gian mang thai. Nếu bạn phải dùng Thu*c bổ sung sinh tố trước khi sinh, hãy chắc chắn rằng bạn không dùng chung bất cứ loại đa sinh tố hoặc Thu*c bổ sung chất khoáng với viên đa sinh tố này, trừ khi bác sĩ đề nghị.

Khi mang thai có thể uống Thu*c không?

Xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại Thu*c nào, bao gồm cả Thu*c giảm đau hoặc các loại Thu*c mua không cần kê toa. Ngay cả Thu*c mua không cần kê toa cũng có thể gây ra dị tật bẩm sinh, đặc biệt là nếu bạn uống Thu*c trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Tôi có thể tiếp tục làm việc tới khi nào?

Điều này phụ thuộc vào việc bạn có bệnh lý khi mang thai nào không, cũng như loại hình công việc bạn làm và khả năng phơi nhiễm (tiếp xúc) trong công việc có thể gây hại cho thai nhi. Ví dụ, nâng vật nặng hoặc đứng trong thời gian dài có thể tạo áp lực nặng nề trên cơ thể của bạn. Bức xạ, chì và các kim loại nặng khác, chẳng hạn như đồng và thủy ngân, có thể gây tổn hại cho em bé. Tuy nhiên, ngồi làm việc trước màn hình máy tính không gây ra thiệt hại gì cho thai nhi. Hãy cho bác sĩ biết về môi trường làm việc của mình.

Tập thể dục khi mang thai thì sao?

Trừ khi bạn có vấn đề trong thời kỳ mang thai, còn lại, bạn có thể tập thể dục như trước khi có thai. Thể dục giúp giảm bớt khó chịu trong thời kỳ mang thai. Cố gắng để có được ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày. Nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ trường hợp đặc biệt nào mà bạn có thể gặp phải. Một số phụ nữ cho rằng tập thể dục trong thời gian mang thai làm cho việc chuyển dạ và sanh con dễ dàng hơn. Đi bộ và bơi lội là sự lựa chọn tuyệt vời. Nếu bạn không tập thể dục trước khi mang thai, nên bắt đầu tập từ từ. Đừng tập thể dục quá sức. Hãy lắng nghe cơ thể của mình. Gọi cho bác sĩ nếu thấy có các triệu chứng như mờ mắt, chóng mặt, đau ngực hoặc đau bụng trong khi đang tập thể dục. Không nên để quá nóng khi luyện tập. Phải uống nhiều nước để không bị mất nước. Tốt nhất để tránh những hoạt động, tư thế nào có thể làm cho bạn ngã, như trượt nước hoặc leo núi đá. Nên tránh các môn thể thao tiếp xúc như bóng rổ hay bóng đá.

Có thể quan hệ T*nh d*c khi mang thai không?

Có, trừ khi bác sĩ cho rằng bạn sẽ phát sinh vấn đề nếu quan hệ. Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy hứng thú quan hệ T*nh d*c hơn hoặc giảm đi trong khi đang mang thai. Khi bụng bạn to hơn, bạn cần phải thử các tư thế khác nhau, chẳng hạn như nằm nghiêng hoặc ở phía trên. Nếu quan hệ T*nh d*c bằng miệng, hãy nói đối tác không được thổi vào trong *m đ*o của bạn. Điều này có thể đẩy khí vào bên trong bạn và có thể gây thuyên tắc khí. Thuyên tắc khí có thể gây tổn thương não vĩnh viễn và thậm chí gây Tu vong cho phụ nữ mang thai và em bé.

Những gì tôi có thể làm để cảm thấy tốt hơn?

Dưới đây là những khó chịu phổ biến nhất của thai kỳ và một số cách để xử lý chúng:

    Ốm nghén . Buồn nôn hoặc nôn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày (hay đêm). Hãy thử chia nhỏ các bữa ăn, ăn thường xuyên, và tránh những thức ăn có dầu mỡ. Để bánh quy trên giường ngủ của mình để ăn khi thức dậy.
    Nếu ốm nghén kéo dài qua 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc làm bạn giảm cân, báo cho bác sĩ biết.
    Mệt mỏi . Đôi khi mệt mỏi trong thời kỳ mang thai được gây ra bởi thiếu máu, do đó, hãy nói cho bác sĩ của bạn. Nghỉ ngơi đầy đủ. Hãy ngủ những giấc ngắn vào ban ngày, nếu có thể.
    Chuột rút ở chân . Nhẹ nhàng kéo căng bắp chân của bạn bằng cách cong các ngón chân của bạn trở lên, hướng về phía đầu gối.
    Táo bón . Uống nhiều nước. Ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc. Không nên dùng Thu*c nhuận tràng mà không hỏi qua bác sĩ. Thu*c làm mềm phân có thể an toàn hơn so với Thu*c nhuận tràng.
    Bệnh trĩ . Đừng rặn quá khi đi tiêu. Cố gắng tránh táo bón. Lau rửa sạch sau khi đi tiêu (khăn lau ướt có thể ít khó chịu hơn so với giấy vệ sinh khô). Có thể ngâm nước ấm vài lần trong ngày nếu cần.
    Đi tiểu thường xuyên hơn . Bạn có thể cần phải đi tiểu thường xuyên hơn khi thai nhi phát triển do áp lực đè lên bàng quang. Điều này không có cách khắc phục.
    Chứng suy tĩnh mạch (nổi gân xanh ở chân) . Tránh mặc quần áo quá ôm chặt xung quanh chân hay vòng eo của bạn. Nghỉ ngơi và kê chân cao tới mức có thể. Di chuyển qua lại nếu bạn phải đứng trong thời gian dài. Hãy hỏi bác sĩ về loại quần bó hoặc vớ chống giãn tĩnh mạch, có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch.
    Ủ rũ . Nội tiết tố của bạn tăng nhiều trong thời kỳ mang thai. Thêm vào đó, cuộc sống của bạn đang trải qua một sự thay đổi lớn. Đừng quá nghiêm khắc với bản thân. Nếu bạn cảm thấy rất buồn hay suy nghĩ về Tu tu, hãy cho bác sĩ biết.
    Ợ nóng . Chia nhỏ bữa ăn và ăn thường xuyên. Tránh các thức ăn nhiều gia vị hay dầu mỡ. Đừng nên nằm ngay sau khi ăn. Hãy hỏi bác sĩ về việc dùng Thu*c kháng acid.
    Nhiễm nấm . Khi có thai, số lượng dịch tiết ra từ *m đ*o tăng lên. Nhiễm nấm *m đ*o, cũng có thể gây tiết dịch, là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Tốt nhất nên cho bác sĩ biết về bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
    Chảy máu nướu răng . Nên dùng bàn chải và chỉ tơ nha khoa thường xuyên, và đến nha sĩ để khám răng. Đừng trì hoãn việc khám răng chỉ bởi vì bạn đang mang thai, nhưng phải báo cho nha sĩ biết là bạn đang mang thai.
    Nghẹt mũi . Điều này có liên quan đến những thay đổi nội tiết tố nữ (estrogen). Bạn cũng có thể bị chảy máu cam.
    Phù (giữ nước). Kê chân cao khi nghỉ ngơi. Nằm nghiêng bên trái trong khi ngủ giúp sự hồi lưu dòng máu từ chân của bạn trở về tim tốt hơn. Không sử dụng Thu*c lợi tiểu (Thu*c thải nước). Nếu bạn dự định cắt giảm muối trong khẩu phần ăn để làm giảm phù, trước tiên hãy nói chuyện với bác sĩ của mình. Cơ thể bạn cần đủ muối để duy trì sự cân bằng chất lỏng và việc cắt giảm muối không thể là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng phù.
    Thay đổi ở da . Dấu chứng của sự căng da là các vết đỏ trên da của bạn. Dầu dưỡng thể (lotion) với bơ hạt mỡ (shea butter) có thể giúp giữ ẩm làn da và giảm ngứa cho da khô. Vết rạn da thường không thể ngăn chặn, nhưng sẽ mất dần sau sanh.
    Thay đổi khác ở da có thể bao gồm sạm da mặt và quầng thâm xung quanh núm vú, và một đường đen dưới rốn của bạn. Khi đi ra ngoài, bạn nên sử dụng kem chống nắng để giúp làm giảm bớt các hiện tượng này. Hầu hết các vết xạm da có thể sẽ mờ dần sau sanh.

Gọi cho bác sĩ nếu bạn thấy :

    Máu hoặc chất lỏng chảy từ *m đ*o

Điều cần lưu ý khi mang thai

"Đừng làm điều này, không làm điều đó." Bạn chắc đã từng nghe qua những lời mách bảo khi mang thai.
Dưới đây là một số cảnh báo có giá trị:

    Không hút Thu*c. Hút Thu*c làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh nhẹ cân và nhiều vấn đề khác.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cham-soc-ban-than-va-thai-nhi-72.html)
Từ khóa: thai nhi

Chủ đề liên quan:

bản thân thai nhi

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY