Khoa học hôm nay

Vì sao động vật tiền sử có kích thước khổng lồ?

Sự tiến hóa để cạnh tranh, môi trường sống hay sự thay đổi liên tục của Trái Đất đã khiến nhiều động vật tiền sử phát triển cơ thể to lớn gấp nhiều lần động vật ngày nay.

Những mẫu hóa thạch khủng long được khai quật nặng hơn 2 tấn ở Drumheller, Alberta hay phần đuôi hóa thạch nguyên vẹn của một con khủng long dài hơn 3 mét cho chúng ta thấy những loại động vật thời tiền sử có kích thước to lớn hơn những loại động vật ngày nay rất nhiều. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt đó?

Những động vật thời tiền sử có kích thước to lớn hơn động vậy ngày nay.

Môi trường sống

Theo Tri thức trẻ, Trái Đất thời tiền sử là một mảng lục địa đồng nhất mang diện tích khổng lồ với hệ thực vật phát triển mạnh mẽ. Môi trường sống rộng rãi đã góp phần khuyến khích sự phát triển kích thước của các loại động vật.

Bên cạnh đó, nồng độ oxy trong không khí thấp hơn hiện tại. Vì vậy, các động vật tiền sử đã phát triển hệ thống đặc biệt có thể sử dụng oxy trong không khí một cách hiệu quả hơn.

Theo nghiên cứu, những loài động vật có kết cấu phổi mạnh mẽ thường có khả năng phát triển về mặt kích thước. Lượng oxy hấp thụ càng cao kết hợp với không khí trong lành sẽ giúp động vật khỏe mạnh và to lớn hơn qua nhiều thế hệ.

Sự tiến hóa để cạnh tranh nguồn thức ăn

Trong thời kỳ ngự trị của khủng long, nồng độ CO2 trong khí quyển cao hơn rất nhiều so với bây giờ. Điều này sẽ làm thực vật phát triển cao lớn hơn. Vì vậy, để ăn được cây cối trong rừng các loại động vật phải phát triển cao hơn.

Dần dần theo thời gian, những loài to lớn trở thành kẻ thống trị Trái Đất thời kỳ cổ đại. Trong khi đó, các loài sinh vật nhỏ bé hơn phải chấp nhận số phận hoặc sống chui lủi, hoặc bị tiêu diệt.

Khi mặt đất đầy rẫy những sinh vật khổng lồ, chúng tiếp tục lai tạp với nhau và tạo ra những lớp con cháu thế hệ mới cũng sở hữu kích cỡ to lớn như vậy. Qua quá trình tiến hóa kéo dài tới hàng triệu năm, các loài động vật to lớn dần trở nên hoàn thiện và đạt được kích thước khổng lồ.

Sự tiến hóa, môi trường sống đã khiến nhiều sinh vật cổ đại phát triển to lớn.

Sự thay đổi liên tục của Trái Đất

Hãy thử đặt ngược lại vấn đề với câu hỏi "vì sao các động vật ngày nay lại không đạt được kích thước to lớn như động vật thời tiền sử?"

Câu trả lời đến từ sự thay đổi khí hậu Trái Đất, sự tách rời các lục địa, và quan trọng nhất là sự trỗi dậy của các loài động vật có khả năng thích nghi tốt hơn.

Các loài sinh vật khổng lồ luôn là những kẻ chịu ảnh hưởng lớn nhất và khó lòng thích nghi với những thảm họa của biến đổi khí hậu. Lượng oxy giảm mạnh cùng lượng thức ăn đột giảm chính là 2 nguyên nhân chính dẫn tới sự diệt vong của các giống loài khổng lồ.

Rõ ràng, một cơ thể ngoại cỡ luôn đi kèm yêu cầu lớn về lượng oxy và thức ăn. Trong khi đó, những loài vật nhỏ bé với nhu cầu về thức ăn ít hơn tỏ ra phù hợp hơn với sự thay đổi của Trái Đất hàng triệu năm về sau. Điều này dẫn đến việc, đa số các loài động vật đã tiến hóa với kích thước vừa phải, thay vì tăng dần lên về mặt kích thước.

Vài triệu năm trở lại đây, con người trở thành một trong những giống loài mang nhiều đặc điểm tiến hóa phù hợp với thời đại. Các sinh vật khổng lồ dù có xuất hiện cũng không thể tồn tại bởi môi trường sống đã dần bị cô lập bởi con người. Chúng đầu hàng trước sức mạnh tập thể của con người, bị tiêu diệt tới mức tuyệt chủng hoặc bị con người cải tạo nòi giống theo thời gian.

Theo Lê Chính/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/dong-vat-tien-su-co-kich-thuoc-khong-lo-vi-sao-d166623.html#google_vignette

Theo Lê Chính/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vi-sao-dong-vat-tien-su-co-kich-thuoc-khong-lo/20240430074726701)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Độ ẩm không khí quá cao, nền nhà, tường đều chảy nước, nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển là những tác nhân khiến trẻ em đổ bệnh. Nếu trẻ không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY