Khoa học hôm nay

Vì sao sức chứa còn rất lớn nhưng đập Tam Hiệp vẫn xả lũ khi hạ nguồn đang rất căng thẳng?

Đập Tam Hiệp hiện có thể chứa thêm khoảng 17 tỷ m3 nước nhưng sáng 18/7, đập này đã mở 3 cửa xả lũ.

Vào ngày 17/7, một đợt lũ mới đã hình thành ở thượng nguồn sông Trường Giang và đổ vào đập Tam Hiệp với lưu lượng 61.000 m3/giây vào lúc 8h sáng ngày 18/7.

Tính đến 18h tối ngày 18/7, mực nước hồ chứa Tam Hiệp đã đạt 161.69m, vượt mức cảnh báo 17m.

Theo ông Bào Chính Phong, Trợ lý Chủ nhiệm Trung tâm điều phối đập Tam Hiệp thì đập này có sức chứa tối đa 22,15 tỷ m3 nước và hiện vẫn còn dư chỗ chứa khoảng 17 tỷ m3 nên vẫn có thể có khả năng đón đợt lũ thứ 2. Đập này đang lưu trữ khoảng hơn 5 tỷ m3 nước.

"Kể từ khi xây dựng, lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất là 71.200 m3/giây. Kể từ đi vào sản xuất điện vào năm 2003, đập Tam Hiệp chỉ trải qua hai trận lũ có lưu lượng vượt quá 70.000 m3/giây, còn hầu hết là trong phạm vi cho phép từ 50.000 m3/giây đến 60.000 m3/giây. Lưu lượng nước năm nay được đánh giá là bình thường", ông Bào chia sẻ với Tân Hoa Xã.

    Dùng đập Tam Hiệp sai cách: Tự hại chính mình, TQ sẽ hối không kịp với đại hồng thủy trên toàn Trường Giang

Khi được hỏi, tại sao đập Tam Hiệp không thể chứa lượng nước lớn hơn ở thượng nguồn và tại sao đập vẫn xả lũ khi tình hình ở hạ nguồn đang căng thẳng, ông Bào cho biết, mục tiêu kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp chủ yếu thuộc khu vực Kinh Giang và Chenglingji.

"Chủ yếu lợi dụng sức chứa, thông qua điều tiết để cắt đỉnh lũ và ngăn lũ ở hạ nguồn. Trong mùa lũ năm nay, nhờ có đập Tam Hiệp giữ lũ nên khu vực Kinh Giang căn bản không chịu áp lực về ngăn lũ. Dựa trên quy luật khí tượng của lưu vực sông Trường Giang, cùng với dòng chảy của thời gian, lượng mưa dần dần phát triển về phía thượng nguồn của sông Trường Giang. Từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, hồ chứa Tam Hiệp sẽ còn đón nhận nhiều đợt lũ nên hồ chứa Tam Hiệp không thể tích trữ lượng nước quá lớn trong một lần. Nếu đập Tam Hiệp tiếp tục trữ nước, một khi thượng nguồn đổ mưa, hồ chứa Tam Hiệp sẽ không có khả năng giữ lũ. Do đó, khi điều tiết ngăn lũ, thượng nguồn và hạ nguồn của Tam Hiệp đều đồng thời phải được xem xét. Trong tháng 7 và tháng 8, hồ chứa Tam Hiệp cần dành đủ khả năng lưu trữ kiểm soát lũ để đối phó với những trận lũ lớn hơn có thể xảy ra ở thượng nguồn", ông này nói.

Đại diện cơ quan vận hành đập Tam Hiệp cho biết thêm, việc điều tiết và lưu trữ của hồ chứa Tam Hiệp chủ yếu là để giải quyết vấn đề kiểm soát lũ của dòng chảy chính sông Trường Giang. Dù Tam Hiệp xả lũ, cũng sẽ không được vượt quá tiêu chuẩn kiểm soát lũ của các đối tượng kiểm soát lũ ở hạ nguồn.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/vi-sao-suc-chua-con-rat-lon-nhung-dap-tam-hiep-van-xa-lu-du-ha-nguon-dang-rat-cang-thang-20200718095902377.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai yêu cầu, tỉnh Đắk Nông khẩn trương phối hợp chặt chẽ Bộ Công Thương chỉ đạo chủ đập và các cơ quan chức năng khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho công trình và dân cư phía hạ du, trong mọi trường hợp không để xảy ra vỡ đập, thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo Trung ương PCTT theo yêu cầu.
  • Mưa lớn kéo dài kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như dông lốc, lũ quét, sạt lở đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương. Mặc dù vậy, tình hình thủy văn - nước về các hồ thủy điện cải thiện không đáng kể, thậm chí các hồ ở khu vực ít chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão vẫn ở mức nước rất thấp, còn dưới cả mực nước ch*t.
  • Ban thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã quyết định trích 1 tỷ đồng từ nguồn quỹ của Ban Cứu trợ Trung ương hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại do cơn bão số 3 (8 /2019) gây ra tại Thanh Hóa.
  • Khi lũ lụt các công trình vệ sinh, cống rãnh bị ngập. vì vậy, các chất thải của người, gia súc, xác động thực vật làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước. Môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm mầm bệnh rất dễ lan truyền gây bệnh cho người dân.
  • Trong và sau mưa lũ, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh không đảm bảo là yếu tố nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm.
  • (MangYTe) - Ngày 21/10, thông qua Văn phòng đại diện báo ADZ Bắc miền Trung, đoàn thiện nguyện do một số nhà báo quê Hà Tĩnh công tác tại Hà Nội vận động bạn bè và một số doanh nghiệp đã về trao gần 3.500 suất quà cho người dân ở các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh.
  • (MangYTe) - Chiều ngày 19/10, GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10). Đặc biệt, tại buổi gặp mặt này, Chủ tịch Hội KHVN đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt trong toàn cán bộ, nhân viên.
  • (MangYTe) - Người dân miền Trung những ngày qua chưa bao giờ chứng kiến một trận lũ lụt nào kinh khủng như trận lũ vừa qua. Từ ngày 13-15/10, mưa lớn như trút nước kéo dài trên diện rộng khiến nhiều địa phương ở miền Trung từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đã nhấn chìm hàng vạn ngôi nhà trong biển nước.
  • Đoàn bác sĩ trẻ tình nguyện Bệnh viện Nhi Trung ương vừa hoàn thành hành trình vượt gần 300 km đến với đồng bào huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh - một trong những địa bàn phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất trong trận lũ lụt lịch sử cuối tháng 7 vừa qua.
  • Tôi nghe nói sau lũ lụt rất dễ bị lây bệnh viêm gan A. Vậy mong bác sĩ tư vấn và cho biết cách phòng chống bệnh này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY