Đến thời điểm hiện tại, Chính phủ đã quy định không áp dụng Chỉ thị 15, 16 và 19, chia theo 4 cấp độ dịch để thích ứng an toàn với Covid-19. Song song với quy định này, Bộ Y tế đã có hướng dẫn để các tỉnh thành trên cả nước thực hiện thích ứng linh hoạt.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tỉnh thành chưa công bố chính thức về cấp độ hay vùng nguy cơ dịch bệnh. Cùng đó, vướng mắc trong việc rà soát về tiêm phòng vắc xin cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách theo quy định, vì thế việc bố trí, sắp xếp lái xe điều khiển phương tiện và bán vé cho hành khách là những vấn đề lớn.
Thông tin về những giải pháp mới nào sẽ được áp dụng và kế hoạch phục hồi vận tải đường bộ sẽ được triển khai trong thời gian tới tại tọa đàm vấn đề "nóng": mở cửa hàng không, "khơi thông" đường bộ, bà phan thị thu hiền - phó tổng cục trưởng tổng cục đường bộ việt nam cho biết, trong ngày hôm nay (18/10) và ngày mai, tổng cục đường bộ sẽ tiếp nhận thông tin để tổng kết thời gian thí điểm để có căn cứ triển khai cho thời gian tiếp theo.
Bà Phan Thị Thu Hiền - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ảnh: Dân trí) |
Tuy nhiên, cái khó là đánh giá về mức độ nguy cơ dịch bệnh của các tỉnh thành khác nhau. Ví dụ, tuyến xe khách Hà Nội - TP HCM, giờ Hà Nội đang xác định là vùng xanh mà TP HCM vẫn là vùng đỏ thì việc đi lại, vận chuyển hành khách phải do sự trao đổi, thỏa thuận của 2 địa phương.
Chưa hết, trên đường từ TP HCM ra Hà Nội hay ngược lại còn qua rất nhiều tỉnh thành khác, phải có những điểm dừng nghỉ/luân chuyển hành khách. Đó cũng là vấn đề cần có sự thống nhất.
Nếu nói về phương tiện, đây không phải là nguồn lây lan dịch bệnh mà là con người. Vậy nên việc kiểm soát an toàn với người vận hành phương tiện, hành khách thế nào là việc cần tính. Phương án sau thí điểm, chúng tôi dự kiến, sẽ tập trung vào vấn đề vùng dịch công bố tại các địa phương lân cận.
Hiện tại người dân đã có thể di chuyển bằng xe khách. |
Trước thực tế mỗi nơi quy định một kiểu về điều kiện y tế, yêu cầu đi lại với hành khách; nhiều địa phương thể hiện quan điểm rất cứng rắn, có những "hàng rào" chính sách để cho thấy sự thận trọng có phần thái quá về việc khôi phục vận tải đường không, đường bộ, phó tổng cục trưởng tổng cục đường bộ việt nam cho rằng, mong muốn của cơ quan quản lý nhà nước và hành khách đều muốn được mở lại giao thông, vận chuyển thuận lợi. tuy nhiên, như đã nói, tỷ lệ tiêm vắc xin giữa các địa phương khác nhau nên tính thận trọng của các tỉnh, thành có thể lý giải.
Ngoài ra, cũng có vấn đề là người dân cũng không phải ai cũng có thể sử dụng thành thạo các thiết bị di động thông minh để triển khai Quy định 1117 thuận lợi như với đường hàng không. Khách đi xe nhiều người vẫn phải kê khai giấy, kê khai thủ công.
Vậy sau bước thí điểm 7 ngày tới, tổng cục đường bộ sẽ tiếp tục tổng kết, đánh giá xem cần điều chỉnh gì với quy định 1117. nhìn chung, yếu tố tiên quyết với vận tải đường bộ vẫn là điều kiện y tế đi lại chứ đường sá, phương tiện không phải là rào cản.
Như đã đưa tin, Bộ Giao thông Vận tải mới đưa ra dự thảo về tổ chức vận tải trên 5 lĩnh vực, đặc biệt không quy định xét nghiệm Covid-19 với hành khách đi đường bộ, đường sông và đường biển.
Theo dự thảo, hành khách tham gia giao thông (trừ vận tải hàng không, đường sắt) phải đáp ứng các yêu cầu như tuân thủ Thông điệp 5K; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế.