Kinh tế xã hội hôm nay

Nối lại vận tải hành khách: Cần có sự đồng thuận

(PetroTimes) - Hoạt động vận tải hành khách tác động rất lớn đến “bình thường mới”. Tuy nhiên, việc nối lại hoạt động này hiện vẫn còn rất nhiều vướng mắc.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã ban hành Hướng dẫn tạm thời vận tải hành khách trong 5 lĩnh vực sau nới lỏng giãn cách xã hội, có hiệu lực từ 1/10, song cho đến nay, nhiều tỉnh, thành vẫn giữ nguyên tình trạng chưa nối lại giao thông liên tỉnh.

Nhiều địa phương có tâm ý lo ngại khi mở hoạt động vận tải sẽ bùng dịch trở lại (ảnh minh họa)

Hiện nay, vận tải hành khách đường bộ hầu hết đều trong trạng thái “nghe ngóng”. các tỉnh thành trên cả 3 miền từ lạng sơn, hải phòng, thái nguyên, nghệ a, thừa thiên huế, kon tum... đến bình thuận, bến tre, đồng tháp, long an... đều tỏ ra thận trọng và hầu như chưa có động thái mới so với trước khi có hướng dẫn của bộ gtvt. trả lời báo chí về vấn đề này, nhiều tỉnh, thành cho biết đang xem xét có thể để có sự phối hợp thống nhất.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo, nếu tình trạng vận tải hành khách liên tỉnh không thay đổi, các hoạt động kinh tế xã hội trong điều kiện “bình thường mới” sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. đặc biệt, đây là giai đoạn rất cần sự đồng nhất, đồng thuận để cùng mở lại giao thông, tạo sự thuận lợi trong đi lại cho người dân và tác động tích cực đến nền kinh tế.

Theo Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, Bộ GTVT đã lập kế hoạch vận tải khách và đã ban hành hướng dẫn thì các địa phương cần thực hiện thống nhất, tránh mỗi nơi một kiểu. Ông Quyền cho rằng, địa phương phải chịu trách nhiệm về phòng, chống dịch nên thường đặt ra yêu cầu riêng, song về chuyên ngành giao thông thì cần chấp hành hướng dẫn của Bộ GTVT.

Trong khi đó, đại diện Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho hay, nhiều địa phương có tâm ý lo ngại khi mở hoạt động vận tải sẽ bùng dịch trở lại và sợ chịu trách nhiệm. Hướng dẫn tạm thời của Bộ GTVT đã quy định rõ các nguyên tắc. Tuy nhiên, quyền quyết định cuối cùng của lại là của địa phương.

Theo phó tổng cục trưởng tổng cục đường bộ việt nam phan thị thu hiền, nhiều tỉnh, thành phố e ngại khi mở lại vận tải sẽ có nguy cơ lây lan dịch bệnh. vì vậy, khi mở lại cần thận trọng và có thí điểm theo từng tuyến với tỷ lệ, tần suất xe thấp, số lượng khách trên phương tiện giãn cách phù hợp. mở lại vận tải từng bước, rút kinh nghiệm dần để phòng chống tốt dịch bệnh.

Đối với kế hoạch mở lại vận tải hành khách nội địa bằng đường hàng không và đường sắt, Bộ GTVT đã nhận được nhiều ý kiến nhất trí của một số địa phương, tuy nhiên vẫn chưa có sự đồng thuận 100%.

Kế hoạch được bộ gtvt đề cập là giai đoạn 1 sau khi dịch covid-19 cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc để khôi phục hoạt động kinh tế, đi lại của người dân. trong đó, với hàng không, dự kiến mở lại từ ngày 5/10 và đường sắt từ ngày 7/10 nếu được các địa phương đồng thuận.

Với hàng không, một số địa phương có sân bay đã đồng ý mở lại một số đường bay đi/đến như: TP HCM, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên, Điện Biên... Tuy nhiên, vẫn có một số địa phương chưa đồng ý mở lại đường bay như: Hà Nội, Hải Phòng, Gia Lai.

Cụ thể, đến hôm nay (6/10), đã có 12 địa phương gửi văn bản góp ý về Cục Hàng không Việt Nam. Trong đó, có 9 địa phương gồm: Điện Biên, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Định, Thanh Hoá, Đắk Lắk, Nghệ An. TP HCM và Thừa Thiên Huế đồng ý hoàn toàn hoặc một phần (có đề xuất giảm tần suất) với kế hoạch của Cục Hàng không.

Hai địa phương Hải Phòng, Gia Lai đề nghị tạm thời chưa khai thác đường bay đến địa phương. Riêng Hà Nội đề nghị Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ GTVT về kế hoạch khai thác đi/đến Hà Nội trong giai đoạn dịch bệnh để lấy ý kiến TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận.

UBND tỉnh Kiên Giang dù chưa có ý kiến góp ý gửi Cục Hàng không Việt Nam, tuy nhiên, theo thông tin của Báo Giao thông, UBND TP Phú Quốc đã có văn bản gửi Sở GTVT Kiên Giang thống nhất với kế hoạch của Cục Hàng không để đảm bảo phục hồi và phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố.

Với việc nối lại vận tải hành khách đường sắt, cục đường sắt (bộ gtvt) đã gửi kế hoạch nối lại hoạt động chạy tàu khách từ ngày 7/10, lấy ý kiến các địa phương có nhà ga. theo đó, trên cơ sở ý kiến của các địa phương gửi về, cục sẽ phối hợp với tổng công ty đường sắt điều chỉnh kế hoạch chạy tàu khách giữa các địa phương.

Theo tổng công ty đường sắt, ngành đường sắt đã sẵn sàng nối lại các đoàn tàu chở khách giữa các địa phương đồng ý cho khách đi/đến. tuy nhiên, việc hà nội chưa đồng ý mở lại vận tải khách đi/đến sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch trên, do đây là điểm đi/đến của nhiều hành khách.

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/noi-lai-van-tai-hanh-khach-can-co-su-dong-thuan-628494.html)

Tin cùng nội dung

  • “Tại thời điểm lập Quỹ bảo trì đường bộ, lúc đó, cả nước có 30 triệu xe máy và hiện giờ là 45 triệu xe. Nếu thu 70.000 đồng/xe thì mỗi năm sẽ thu được trên 3.000 tỷ đồng tiền phí sử dụng xe máy trong khi phí bảo trì đường bộ thu từ ôtô qua các trạm đăng kiểm cũng chỉ rơi vào khoảng 4.500 tỷ đồng. ​Số ​tiền này là không hề nhỏ nếu thu đúng, thu đủ thì sẽ góp phần vào nâng cấp tuyến đường địa phương,” Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định.
  • Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát hiện nhiều máy móc thi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chưa được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
  • Trước đó, vào lúc 12h10 ngày 29/9, đoàn tàu hàng SY1 hành trình từ Hà Nội vào ga Sóng Thần. Khi đến km 1574 400 trên tuyến đường sắt Bắc -Nam, thuộc khu giang Suối Vận – Sông Phan, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) thì xảy ra sự cố trật bánh, khiến 1.500m đường sắt bị hư hỏng, trong đó có 500m bị hư hỏng hoàn toàn. Toa xe số 10 chứa đầy hàng bị nằm lệch khỏi đường ray…
  • Trong 9 tháng vừa qua, trên địa bàn thành phố, T*i n*n giao thông đường sắt gia tăng với 31 vụ làm 24 người ch*t, 13 người bị thương và tăng 3 người ch*t, tăng 9 bị thương so với cùng kỳ năm 2014.
  • Thanh sắt dài hơn 2m ở đường sắt trên cao, tuyến Cát Linh - Hà Đông bất ngờ rơi trúng mui xe ô tô 4 chỗ đang lưu thông trên đường. May mắn, lái xe không bị thương.
  • Sở GTVT Hà Nội vừa thống nhất chủ trương tạm thời dừng thu phí đường bộ với xe máy từ 1/1/2016 do hiệu quả thấp.
  • Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2015, trên các tuyến đường sắt của cả nước có 169 vụ T*i n*n xảy ra khiến gần 70 người thiệt mạng.
  • Chủ xe máy sẽ đến UBND xã, phường hoặc các điểm thu phí tại khu phố để nộp hoặc chính quyền địa phương cử cán bộ đến thu và cấp biên lai cho người nộp.
  • Ngày 15/4, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã chủ trì buổi làm việc với Sở GTVT Hà Nội và các đơn vị liên quan về vấn đề quản lý, phát triển giao thông vận tải, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Dân trí Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đang bị chậm tiến độ. Bộ GTVT cho biết cuối năm nay sẽ cơ bản hoàn thành phần bê tông, sắt thép nhưng phần đoàn tàu và điện thì phụ thuộc vào nhà chế tạo. Vì vậy có thể tới quý I/2016 dự án mới về đích.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY