Tâm sự hôm nay

T*i n*n đường sắt và trách nhiệm chính quyền cơ sở

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2015, trên các tuyến đường sắt của cả nước có 169 vụ T*i n*n xảy ra khiến gần 70 người thiệt mạng.
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2015, trên các tuyến đường sắt của cả nước có 169 vụ T*i n*n xảy ra khiến gần 70 người thiệt mạng. Trong những ngày giữa tháng 5, T*i n*n đường sắt vẫn đang tiếp tục xảy ra. Ở đây, nguyên nhân thường cơ bản được ngành đường sắt chỉ ra là do sự thiếu ý thức, bất cẩn của người dân khi băng qua các đường ngang, các nút giao cắt. Nhưng người dân có quyền đặt câu hỏi: Vì sao có hàng ngàn đường ngang dân sinh cắt ngang đường sắt không có rào chắn, không có người gác chắn hoặc không có đèn, còi cảnh báo. Trách nhiệm của ngành đường sắt, của chính quyền địa phương đã được thể hiện như thế nào khi tại các điểm đen giao thông không được xử lý triệt để. Nếu tiếp tục nêu ra những lý do quen thuộc, lỗi là do người dân, lỗi là do người điều khiển phương tiện thì đến bao giờ T*i n*n giao thông trên các cung đường sắt mới được ngăn ngừa triệt để.

Trước tình trạng này, theo Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, tình trạng T*i n*n trên các tuyến đường sắt đang xảy ra dồn dập trong thời gian ngắn như những ngày vừa qua là đặc biệt nghiêm trọng. Trước mắt, các địa phương có đường sắt chạy qua, Tổng Công ty đường sắt, Cục CSGT cần nhanh chóng phối hợp để ngay lập tức rà soát, xử lý những đường ngang bất hợp pháp, dứt khoát không thể để T*i n*n đường sắt tiếp tục gia tăng.

Theo báo cáo của Tổng công ty đường sắt, tính đến hết năm 2014, trên toàn tuyến đường sắt quốc gia hiện có tới 4.268 đường ngang dân sinh - không có thiết bị cảnh báo, đường hẹp, tầm quan sát bị hạn chế, không có chiếu sáng hoặc không đủ ánh sáng lúc đêm tối… Và điều quan trọng nhất là việc đầu tư kinh phí, nhân lực để xử lý các “điểm đen” đường ngang dân sinh đang không đạt hiệu quả. Trước hiểm họa T*i n*n giao thông đường sắt, ở không ít nơi, người dân, doanh nghiệp đã phải tự bỏ tiền túi ra để lập các chốt cảnh giới tàu với mong muốn hạn chế T*i n*n giao thông xuống mức thấp nhất. Tuy nhiên, không phải ở địa phương nào người dân hay doanh nghiệp cũng có kinh phí để chi cho nhiệm vụ bất đắc dĩ này. Trong khi đó, ngân sách hàng năm của Nhà nước chi cho công tác quản lý, bảo trì, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt là gần 2.000 tỷ đồng. Khoản tiền không hề nhỏ này đã được sử dụng hợp lý hay chưa thì chỉ ngành đường sắt biết rõ.

Thực tế, lịch sử của ngành đường sắt Việt Nam có tuổi đời hơn 100 năm, tuy nhiên, sự phát triển của ngành này thực sự chưa tương xứng với tiềm năng, sự kỳ vọng cũng như hàng loạt những ưu đãi của Nhà nước. Hiện nay, việc đổi mới của ngành đường sắt đã và đang được thực hiện. Vì vậy, người dân sẽ phải tiếp tục chờ đợi không ít năm nữa để ngành đường sắt từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin tín hiệu, hệ thống cảnh báo, gác chắn đường ngang đường sắt an toàn và hệ thống tín hiệu thông tin, thiết bị quan sát hỗ trợ cho lái tàu để ngăn ngừa T*i n*n giao thông.

Bên cạnh trách nhiệm của ngành đường sắt thì cũng cần phải nhắc tới vai trò, trách nhiệm rất lớn của chính quyền các địa phương nơi có đường sắt chạy qua. Nhiều địa phương biết rõ địa bàn của mình tồn tại rất nhiều đường ngang dân sinh nhưng việc xử lý những điểm đen giao thông tại địa phương, địa bàn mình quản lý không được xử lý triệt để.

Mạnh Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tai-nan-duong-sat-va-trach-nhiem-chinh-quyen-co-so-14996.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY