Liên quan tình trạng dịch cúm được khuyến cáo sẽ gia tăng vào dịp cuối năm, nhiều người lo ngại về việc xuất hiện chủng mới hay đột biến gen, làm tăng độc tính, gây kháng Thu*c.
Trả lời về điều này, thạc sĩ, bác sĩ Phạm Hùng - Trưởng phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - khẳng định: "Hiện nay, hệ thống giám sát của chúng tôi chưa thấy xuất hiện chủng mới hay biến chủng làm tăng độc tính hay gây kháng Thu*c ở các chủng lưu hành trên người. Các chủng được ghi nhận chủ yếu là A(H1N1) và B".
Bác sĩ Hùng cho hay thống kê chưa đầy đủ số liệu được nhập vào phần mềm báo cáo từ các bệnh viện, có 800-900 nghìn người mắc cúm mỗi năm. Ngoài ra, ước tính cả những người dân mắc cúm không đến viện, chỉ nhận biết dấu hiệu của hội chứng cúm, không xét nghiệm, không có báo cáo, con số mắc cúm mỗi năm lên tới một triệu ca.
"Cúm ở vùng nhiệt đới hầu như ai cũng mắc. Khoảng 1% dân số mắc cúm. Bệnh cúm có thể tự khỏi, không có Thu*c đặc hiệu điều trị. Thực tế, tổng số ca mắc cúm từ đầu năm đến nay thấp hơn mọi năm", bác sĩ Hùng nói.
Đến tháng 11, cả nước 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp Tu vong. Con số này giảm 10,4% số mắc và giảm 2 trường hợp Tu vong so với cùng kỳ 11 tháng năm ngoái.
Bác sĩ Hùng khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin cúm mùa để phòng tránh bệnh này. "Hiện nay, chúng ta có vắc xin cho một số chủng virus cúm lưu hành. Chúng tôi phải giám sát thường xuyên xem virus cúm có biến chủng hoặc chủng mới hay không, để đưa vào nghiên cứu sản xuất vắc xin cập nhật, bổ sung. Vắc xin cũng sẽ được cập nhật các chủng mới, biến chủng nếu xuất hiện”, bác sĩ Hùng cho hay.
Liên quan việc người dân đổ xô mua Thu*c Tamiflu để trị cúm khiến Thu*c này tăng giá 4-5 lần, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, khuyến cáo Tamiflu không phải Thu*c điều trị đặc hiệu mà chỉ hỗ trợ điều trị. Trong kế hoạch phòng chống dịch cúm của Bộ Y tế, dự trữ Tamiflu cũng không phải phương án số một.
TS Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, cũng cho hay khi bị cúm, có 3 việc còn quan trọng và hiệu quả hơn uống Tamiflu là hạ sốt, kiểm soát nhiệt độ dưới mức 38,5 để tránh co giật: Chú ý vệ sinh đường hô hấp bằng cách dùng nước muối S*nh l* nhỏ mũi, súc miệng hàng ngày để vệ sinh họng, làm sạch vi khuẩn, tránh bội nhiễm, hạ sốt nhanh hơn; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.
"Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch, bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến Tu vong nếu không phát hiện kịp thời”, bác sĩ Hùng khuyến cáo.
THeo Zing
Chủ đề liên quan:
dịch cúm đỗ thiện hải Duy Hiệu ghi nhận h1n1 tamiflu thuốc đặc hiệu virus cúm virus cúm a