Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Việt Nam nghiên cứu dùng huyết tương điều trị ca COVID-19 nặng

Các bác sỹ Việt Nam đang tiến hành lấy máu, chiết tách huyết tương của bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh để nghiên cứu, sử dụng điều trị cho người bệnh nặng.

Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngày 10/4, phó giáo sư Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống

[Các thuê bao di động ủng hộ 133 tỷ đồng chống dịch COVID-19]

Theo đó, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống các viện huyết học phối hợp cùng các cơ sở điều trị tiến hành lấy máu,

Theo phó giáo sư Khuê, việc điều trị này theo phác đồ đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo cùng với các phác đồ của các nước như Cuba, Nhật Bản, Pháp. Tiểu ban điều trị cũng thường xuyên họp để cập nhật các phác đồ điều trị này.

Giáo sư Ngô Quý Châu - Quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai cũng đã lưu ý Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đang điều trị cho bệnh nhân nặng, cần phối hợp đơn vị liên quan lấy mẫu huyết tương của những bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh để nghiên cứu, sử dụng điều trị cho người bệnh nặng.

Theo tiến sỹ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Huyết học-Truyền máu Trung ương, sử dụng huyết tương của người khỏi bệnh là phương pháp điều trị bệnh nhân nặng, cơ thể có tải lượng virus cao, đã điều trị bằng các phương pháp thông thường nhưng virus trong cơ thể không giảm.

Theo các chuyên gia, huyết tương của người khỏi bệnh có chứa kháng thể chống virus. Khi truyền vào cơ thể người bệnh, kháng thể sẽ phát huy tác dụng, hỗ trợ bệnh nhân diệt virus. Phương pháp này ít biến chứng. Huyết tương được tách chiết sẽ là chế phẩm máu đặc biệt, cần có chỉ định đặc biệt.

Được biết, trong sáng 9/4, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã cử bác sĩ làm việc cùng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để xây dựng quy trình, hướng dẫn, chỉ định của phương pháp điều trị bằng huyết tương. Trong đó, quan trọng nhất là hướng dẫn chọn người cho máu để tách huyết tương và bệnh nhân được chỉ định điều trị, do Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương phụ trách; Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương sẽ tách chiết huyết tương theo yêu cầu.

Tiến sỹ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết đơn vị này đang dự thảo đề tài nghiên cứu về sử dụng huyết tương của bệnh nhân đã khỏi bệnh để điều trị các bệnh nhân nặng. Mục đích là cố gắng cứu những bệnh nhân COVID-19 nặng khi đã hết các phương án điều trị. Phía Bệnh viện và Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đang thảo luận vấn đề lấy máu, huyết tương, chỉ định…

Đề tài nghiên cứu này mới đang ở giai đoạn khởi đầu. Các chuyên gia đang thu thập, nghiên cứu kỹ các tài liệu y khoa để đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh khi tham gia thử nghiệm lâm sàng.

Cũng theo tiến sỹ Thạch, bệnh viện sẽ nghiên cứu kỹ vấn đề về chỉ định cho trường hợp nào. Phương pháp này sẽ được sử dụng để điều trị bệnh nhân COVID-19 có diễn tiến nặng trong tình huống số ca bệnh nặng vào viện quá nhiều./.

Thùy Giang (Vietnam+)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-nghien-cuu-dung-huyet-tuong-dieu-tri-ca-covid19-nang/633743.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.