Kinh tế xã hội hôm nay

Vụ An toàn giao thông giải thích về đề xuất xe máy phải bật đèn ban ngày gây tranh cãi

MangYTe – Lãnh đạo Vụ An toàn giao thông cho biết, nếu Việt Nam không tiếp thu quy định bật đèn nhận diện suốt cả ngày thì sẽ phải báo cáo, giải thích với Hội đồng Công ước Viên để có biện pháp bảo lưu.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi. Trong đó, đề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện vào ban ngày nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia và người dân.

Cụ thể, trong khoản 3, Điều 27 đề xuất: "Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau".

Đề xuất này khiến cả người dân và giới chuyên gia băn khoăn dù Bộ GTVT dẫn chứng nhiều nước châu Âu có quy định xe máy phải bật đèn cả ban ngày cũng như phù hợp với Công ước Viên mà Việt Nam tham gia.

Chuyên gia giao thông Đặng Chí Nga cho rằng, không phải quy định nào của các nước tiên tiến, các nước châu Âu thì Việt Nam cũng có thể bê nguyên về áp dụng trong nước, mà phải có chọn lọc.

"Mọi thứ so sánh đều là khập khiễng, quy định pháp luật cũng nên phải xem xét đến yếu tố địa hình, khí hậu cũng như phong tục tập quán của mỗi quốc gia. Việt Nam có khu vực miền Nam quanh năm nắng nóng, quy định bắt buộc xe máy phải bật đèn sáng cả ngày là không cần thiết, thậm chí rất phản cảm", chuyên gia Đặng Chí Nga bày tỏ.

Đồng quan điểm, Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ - nguyên Tổ trưởng Tổ xử lý vi phạm - Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội cho rằng, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, ít sương mù nên việc quy định bật đèn cả ngày là vô lý, rất khó để lực lượng CSGT xử lý vi phạm. Xe máy bật đèn cả ngày thì thành rừng đèn giữa thành phố, việc nhận diện không hiệu quả.

Theo Thượng tá Quỹ, quy định này chỉ phù hợp với các nước châu Âu khi ánh sáng ban ngày không đủ, sương mù nhiều và xe máy ít nên cần bật đèn, ở Việt Nam thì không cần thiết.

Theo các chuyên gia giao thông, đề xuất bật đèn xe máy vào ban ngày là không cần thiết, bởi nóng 40 độ C còn bật đèn xe thì rất khổ. Ảnh: Nhật Tân

TS Nguyễn Văn Tiến, Phó Trưởng khoa Dân sự - ĐH Luật TP.HCM cũng chia sẻ: "Ở Việt Nam, loại phương tiện di chuyển chủ yếu là xe gắn máy, vì vậy việc sử dụng đèn ban ngày, đặc biệt đèn pha, vào xe hơi, xe gắn máy lại mang tiềm ẩn sự bực tức của người tham gia giao thông. Ngoài ra, nhiều loại xe máy có chiều cao khác nhau, có những loại xe cao như Honda SH khi bật đèn là chiếu thẳng vào mắt, vào tầm nhìn của xe thấp hơn cũng là nguy cơ xảy ra T*i n*n. Hiện người dân còn chưa chú trọng sử dụng đèn trong khi di chuyển, như thay vì bật đèn gần (đèn cốt) thì người lái xe lại sử dụng đèn xa (đèn pha).

Chưa kể, nếu áp dụng quy định này thì nguy cơ chủ xe "độ" đèn tăng độ sáng rất cao. Những loại đèn "độ" sáng sẽ khiến nguy cơ về TNGT tăng lên, còn gây tình trạng xe dễ bị cháy, nổ. Cân đối, so sánh giữa mặt lợi và mặt hại thì không nên đưa đề xuất này vào luật".

Liên quan đến đề xuất gây tranh cãi này, ông Hoàng Thế Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ an toàn giao thông (Bộ GTVT) giải thích, trong luật Công ước Viên 1968 có quy định phải bật đèn nhận diện suốt cả ngày đã được thông qua bởi hội đồng và được nhiều nước áp dụng.

Theo đó, đèn nhận diện là đèn DLR giống như đèn led (không phải đèn cost hay đèn pha) và cứ mở khóa bật điện là nó sẽ lên.

"Công ước cũng quy định, nếu xe không có đèn nhận diện, thì người ta cho phép dùng đèn cost (không được dùng đèn pha). Công ước họ cũng lường trước các nước có trình độ khác nhau", ông Tùng nói và cho biết, hiện nay các loại xe máy đều được sản xuất có đèn nhận diện.

Ông Tùng giải thích thêm, luật Công ước Viên có từ năm 1968 và được cập nhật hàng năm trên cơ sở đề xuất của các nước. Đến năm 2014, Việt Nam mới tham gia luật Công ước Viên 1968. Khi Việt Nam tham gia luật này, quy định bật đèn nhận diện vào ban ngày chưa được đưa vào Luật Giao thông đường bộ của nước ta bởi vì khi đó, chúng ta chưa sửa đổi luật.

"Hiện tại, chúng ta sửa đổi Luật Giao thông đường bộ nên quy định phải bật đèn nhận diện được đưa vào dự thảo này, để nội luật hóa Công ước Viên 1968 vì mình đã tham gia. Quy định này sẽ được lấy ý kiến người dân khoảng đến hết tháng 5, rồi được tổng hợp lại, sau đó trình Chính phủ, Quốc hội thông qua", Phó Vụ trưởng Vụ an toàn giao thông nói thêm.

Theo ông Tùng, nếu nước ta không tiếp thu quy định bật đèn nhận diện suốt cả ngày của Công ước Viên thì sẽ phải báo cáo, giải thích với Hội đồng Công ước Viên để có biện pháp bảo lưu.

Đề xuất xe máy phải bật đèn cả ngày khi tham gia giao thông đang gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Nhật Tân

Ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông chia sẻ thêm rằng: "Khi đưa quy định này vào, chúng tôi cũng mong muốn tham khảo ý kiến của người dân để đưa ra một lộ trình cho phù hợp với Việt Nam. Cụ thể, có thể chúng ta xây dựng theo hướng không hồi tố với các loại xe máy cũ chưa được thiết kế đèn nhận diện, chỉ áp dụng với các xe sản xuất mới. Mục đích để các nhà sản xuất trong và ngoài nước khi sản xuất xe máy phải trang bị đèn nhận diện.

Chúng tôi nhìn nhận quy định mới bao giờ cũng gặp rất nhiều ý kiến trái chiều. Điển hình như quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm, trước đây nhiều người cũng phản ứng gay gắt nên Việt Nam phải mất 10 năm tranh cãi mới quyết tâm thực hiện. Giờ nhìn lại, chúng ta thấy quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm là cần thiết.

Tóm lại, đây cũng chỉ mới dự thảo nên chúng tôi xin tiếp thu các ý kiến chuyên gia, người dân đóng góp cho dự luật để chỉnh lý cho phù hợp với quy định của Việt Nam. Quan điểm của chúng tôi không cứng nhắc, việc nội luật hóa các quy định chung của quốc tế phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam".

Luật sửa đổi phải có sức sống trên 10 năm

Phát biểu tại cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, tại kỳ họp vào tháng 10 tới, Bộ GTVT sẽ thay mặt Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật giao thông đường bộ sửa đổi, trong đó có quy định về xe máy phải bật đèn nhận diện ban ngày. Trong kỳ họp đầu năm 2021, nếu không có thay đổi sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua.

Người đứng đầu Bộ GTVT cũng cho biết, để dự thảo đạt chất lượng, Bộ GTVT đã thành lập ban soạn thảo gồm 52 thành viên đến từ nhiều Bộ, ngành Trung ương và ban biên tập gồm 76 thành viên. Dự thảo Luật đã được công bố rộng rãi để lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, hiệp hội, doanh nghiệp. Đến thời điểm này, Bộ đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp có ý nghĩa để hình thành Luật GTĐB mới.

"Thời gian qua, nhiều vấn đề mới xuất hiện như: Ứng dụng công nghệ thông tin trong xử phạt vi phạm hành chính, các loại hình giao thông thông minh, các loại hình vận tải mới như Uber, Grab... Do đó, trong lần sửa đổi này, Bộ GTVT sẽ lồng ghép các nội dung mới vào Luật. Đặc biệt, một số xu hướng mới như: giao thông thông minh, lái xe tự động… sẽ được đưa vào trong Luật, đảm bảo Luật có sức sống từ 10 năm trở lên", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Nhật Tân

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/vu-an-toan-giao-thong-giai-thich-ve-de-xuat-xe-may-phai-bat-den-ban-ngay-gay-tranh-cai-20200511074049449.htm)

Tin cùng nội dung

  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Từ xa xưa nhân dân ta đã biết nhuộm màu thực phẩm từ những nguyên liệu thực vật như gấc, nghệ, dành dành, ớt, cà chua... để tạo ra tính hấp dẫn cho món ăn và làm tăng cảm giác ngon miệng.
  • Các món nướng như thịt xiên nướng, chân gà nướng, lòng nướng, nầm nướng… luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, món nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.
  • (Mangyte) - Em thấy cổ họng đau nhưng chưa dám uống Thu*c vì phải chờ kết quả xem có thai hay không.
  • Bỏng bô xe máy thường nặng hơn các loại bỏng thông thường. Vì vậy chỉ cần xử lý sai cách, khả năng vết thương nhiễm trùng cũng nghiêm trọng hơn.
  • Con gái tôi 6 tuổi. Hôm trước khi đi xe máy với mẹ cháu đã bị bỏng ống bô. Vết bỏng không lớn nhưng làm trợt da nên cháu rất đau đớn.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY