Khoa học hôm nay

Vũ khí đáng sợ nhất của Đức đối với binh lính Liên Xô trong Thế chiến II

“Viên đạn là kẻ ngốc, lưỡi lê mới là khôn ngoan”, đây là câu nói nổi tiếng được trích từ cuốn sách “Khoa học chiến thắng” của Đại nguyên soái Nga Aleksandr Suvorov. Câu nói này đã phản ánh thực tế trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô.

Mặc dù cuộc chiến này đã tiêu tốn gần 17 tỷ viên đạn, nhưng tính hiệu quả của các loại súng đạn lúc bấy giờ là thấp hơn nhiều so với hiện nay. Khi đó, chỉ có 1/3 binh lính tử trận do đạn bắn.

Súng máy MG42 - “Lưỡi cưa của Hitler”

Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô (1941-1945), có 6,3 triệu lính Hồng quân hy sinh và 5 triệu lính Đức Quốc xã tử trận do vết thương gây ra. Tuy nhiên, xung quanh những còn số này vẫn còn nhiều tranh cãi không hồi kết giữa các nhà sử học, trong khi thống kê về nguyên nhân tử trận hiện vẫn không có. Mặc dù vậy, vẫn còn những số liệu gián tiếp có thể làm sáng tỏ vấn đề này.

Sau khi phân tích 11 chiến dịch tấn công lớn, nhà nghiên cứu Aleksei Stepanov đã viết trên Tạp chí “Kỹ thuật và Vũ khí” rằng, có 32% lính bộ binh và 6-7% lính xe tăng Liên Xô được ghi nhận bị thương do đạn bắn. Nếu để ý đến thông tin của Tướng Grigory Krivosheev cho rằng, tổn thất của các đơn vị bộ binh là tương đương 85% tổng thiệt hại, thì có thể tính được số lính bộ binh của Hồng quân Liên Xô hy sinh vì đạn bắn là gần 1,7 triệu người.

Tạp chí “Lịch sử chiến tranh” năm 1963 dẫn số liệu thống kê cho rằng, trong năm đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, tổn thất do súng đạn chiếm 49%, còn năm thứ tư là 39%. Nhưng phía Đức cho rằng, tỷ lệ binh lính của họ Tu vong do đạn bắn là ít hơn nhiều so với của Liên Xô. Vũ khí chính của lính bộ binh Nga lúc đó là súng trường, trong khi lại không trang bị đủ cho tất cả binh lính. Nhiều người trong chiến đấu chỉ có thể đào công sự để tránh đạn pháo.

Súng máy MG42 của Đức được mệnh danh là “Lưỡi cưa của Hitler” hoặc “Máy cưa xương”. Nguồn: russian7.ru.

“Trên trận địa, tôi và các đồng đội không thể tự bảo vệ mình. Chúng tôi không có súng tiểu liên và súng máy, còn khẩu “Mosin” huyền thoại khi đó thì ba người mới có một chiếc”, nhà chế tạo vũ khí Mikhail Kalashnikov kể lại lý do vì sao ông quyết định sáng chế ra súng tiểu liên tự động AK-47.

Mặc dù súng trường “mosin” phổ biến của quân độiliên xô lúc đó có thể bắn từ khoảng cách 2km, nổi bật hơn bởi độ tin cậy và hầu hết các thông số đều vượt trội súng “mauser 98k” của đức, nhưng phía quân địch còn có những mẫu súng khác, như súng máy mg42 chẳng hạn. đây là loại vũ khí đáng sợ nhất, được binh sĩ nga gọi là “lưỡi cưa của hitler” hoặc “máy cưa xương”. về tính hiệu quả của nó, thì có thể nhìn nhận theo mẫu vật tìm thấy tại một quận thuộc tỉnh kharkov của ukraine.

Theo đó, hài cốt của binh lính hồng quân liên xô bị phủ đầy đạn bắn ra từ súng máy của lính đức quốc xã, số người nga bị bắn ch*t tại khu vực này nhiều gấp 40 lần so với người đức. khi tấn công vào các hỏa điểm của kẻ địch, binh lính liên xô thường bị tiêu diệt trước khi họ kịp bắn ra.

Phần lớn bộ binh tử trận do mảnh bom đạn

Trái với câu nói nổi tiếng của Đại nguyên soái Aleksandr Suvorov “Viên đạn là kẻ ngốc, lưỡi lê mới là khôn ngoan”, thì trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, lưỡi lê hoàn toàn không thể Gi*t người, mặc dù lúc đó trên mặt trận phía Đông không hiếm khi xảy ra những trận đánh giáp lá cà. Bộ binh tử trận phần lớn là do mảnh bom đạn gây ra trong các vụ pháo kích và máy bay ném bom.

Tuy nhiên, súng đạn về cơ bản có tác dụng hơn trong điều kiện chiến đấu ở vùng đô thị, như trong các trận đánh bảo vệ thành phố Stalingrad chẳng hạn. Quân du kích của Liên Xô và lính Đức Quốc xã đã rất tích cực sử dụng súng. Đặc biệt, phong trào bắn tỉa phát triển mạnh cả trong Hồng quân Liên Xô, cả trong quân đội phát xít Đức. Chẳng hạn, chỉ trong thời gian từ tháng 5/1942 đến tháng 5/1943, các xạ thủ Liên Xô đã tiêu diệt 182 nghìn lính của Hitler.

Đề cập đến tổng số binh sĩ tử trận do đạn bắn trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thì không thể không nhắc đến việc quân Đức Quốc xã xử bắn dân thường Liên Xô vì hợp tác với quân du kích, cũng như việc xử tử tù binh chiến tranh. Tuy nhiên, trong những trường hợp này chúng thường sử dụng giá treo cổ. Quân Đức muốn tiết kiệm đạn, nên những vụ thảm sát như xử bắn 100 nghìn người Do Thái tại hẻm núi Babi Yar ở Kiev không phải xảy ra ở khắp mọi nơi. Phần lớn những ai bị quân phát xít xử tội ch*t, đều bị dồn vào các trại tập trung, nơi họ sau đó bị ch*t vì đói, bệnh tật, lao động quá sức và sử dụng khí độc.

Theo Quốc Khánh/Quân đội nhân dân

Link bài gốc Lấy link

https://www.qdnd.vn/thoi-su-quoc-te/doi-song-quoc-te/vu-khi-dang-so-nhat-cua-duc-doi-voi-binh-linh-lien-xo-trong-the-chien-ii-664209

Theo Quốc Khánh/Quân đội nhân dân

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/vu-khi-dang-so-nhat-cua-duc-doi-voi-binh-linh-lien-xo-trong-the-chien-ii/20210703045617776)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY