Khoa học hôm nay

Walt Disney là ai, tiểu sử và sự thật xác ướp tái sinh của cha đẻ Mickey

Walt Disney là nhân vật hiếm hoi có ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Câu chuyện về cuộc đời ông đã trở thành một tượng đài bất diệt.

Walt Disney là nhà sản xuất phim truyền hình và điện ảnh người Mỹ. Đằng sau thành công vang dội của nhân vật chuột Mickey và công viên Disneyland, ít ai biết được rằng ông đã rất vất vả để chạm tay tới thành công.

1. Tiểu sử Walt Disney

Walt Disney là cái tên không còn quá xa lạ với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, cuộc đời của ông còn nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết đến.

1.1. Walt Disney là ai?

Walt Disney có tên đầy đủ Walter Elias Disney. Ông sinh ngày 05 tháng 12 năm 1901 tại Chicago, Illinois, Mỹ và qua đời ngày 15 tháng 12 năm 1966 tại Los Angeles, California.

Ông được biết đến là người tiên phong làm phim hoạt hình với nhân vật chuột Mickey. Không dừng lại ở đó, ông còn là người đứng sau công viên giải trí Disneyland và Disney World.

1.2. Tuổi thơ

Walter Elias Disney là con trai thứ 4 trong gia đình có 5 anh chị em. Cha của ông làm nghề tự do và có tên là Elias Disney. Mẹ của ông là Flora Call, bà từng là giáo viên trường công lập.

Khi Walt ra đời không lâu, gia đình ông chuyển đến một trang trại gần Marceline, Missouri. Ngay từ nhỏ, ông đã thể hiện niềm đam mê và năng khiếu hội họa của mình.

Không lâu sau, cha của Walt Disney chuyển cả gia đình đến Thành phố Kansas, Missouri. Tại đây, Walt và các anh em của mình phải làm thêm để phụ giúp cha mẹ.

Bức ảnh khi còn nhỏ của Walt Disney. Hình ảnh: Goal Cast

Sau đó, ông tiết lộ rằng nhiều thói quen và kỷ luật trong cuộc sống trưởng thành của mình bắt nguồn từ những việc giúp cha xử lý giấy tờ.

Đặt chân đến thành phố Kansas, Walt Disney đã được làm quen với vẽ tranh hoạt hình tại một trường trung cấp và theo học tại Học viện Nghệ thuật Thành phố Kansas.

1.3. Hành trình đầu đời

Năm 1917, gia đình Disney chuyển trở lại Chicago. Ông theo học tại trường trung học McKinley. Tại đây ông học chụp ảnh, vẽ tranh cho báo trường và vẽ tranh hoạt hình. Lúc ấy, ước mơ của ông là được trở thành một họa sĩ vẽ tranh biếm họa trên báo.

Tuy nhiên không lâu sau công việc của ông bị gián đoạn bởi Thế chiến thứ nhất. Walt Disney tham gia với tư cách là tài xế xe cứu thương cho Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ ở Pháp và Đức.

Trở lại thành phố Kansas vào năm 1919, ông tìm được công việc soạn thảo và thợ in trong các xưởng nghệ thuật thương mại. Cũng tại đây, ông đã gặp Ub Iwerks, một nghệ sĩ trẻ có tài năng góp phần to lớn vào thành công sau này.

2. Walt Disney và ý tưởng ướp xác chờ ngày hồi sinh

Khi nhắc đến Walt Disney, điều mọi người nghĩ đến đầu tiên đó là chuột Mickey và công viên giải trí khổng lồ. Tuy nhiên, ít người ngờ tới rằng ông chủ của hãng phim hoạt hình nổi tiếng thế giới này lại vướng vào tin đồn “ướp xác” để đợi ngày tái sinh.

2.1. Lời đồn đại suốt nửa thế kỷ

Trong nhiều thập kỷ sau cái ch*t của nhà làm phim hoạt hình người Mỹ và đạo diễn Walt Disney vào tháng 11 năm 1966, đã có tin đồn rằng xác ch*t đông lạnh của ông được cất giữ trong một hầm bí mật.

Trong những năm qua, câu chuyện đã được lan truyền rộng rãi trên mạng. Một số người suy đoán cơ thể đông lạnh của Walt Disney được cất giấu trong tàu của Cướp biển vùng Caribe. Một số người khác khẳng định Disney đặt tên bộ phim là “Frozen” có liên hệ mật thiết với ý định ướp xác của ông.

Hầu hết mọi người đều khẳng định rằng cơ thể đông lạnh của Disney sẽ được rã đông vào tháng 12 để được hồi sinh.

“55 năm sau khi ông qua đời, cơ thể đông lạnh của Walt Disney sẽ được rã đông vào tháng 12 năm 2021 để đưa ông trở lại cuộc sống”. Dòng trạng thái này ngay lập tức gây ra bão mạng.

Bài đăng đã thu về hơn 1.700 lượt chia sẻ và phản ứng trong vòng chưa đầy một ngày. Tuyên bố tương tự đã đến với Instagram, các trang blog và YouTube. Trên TikTok, một video về bài báo đã đạt được hơn 92.000 lượt thích trong vòng chưa đầy một tuần.

Nơi yên nghỉ của cha đẻ chuột Mickey. Hình ảnh: Pinterest

2.2. Đính chính sự thực về xác ướp của Walt Disney

Thực tế là cơ thể của Disney không bị đóng băng. Và ảnh chụp màn hình của dòng tiêu đề lan truyền trực tuyến bắt nguồn từ một trang web không chính thống.

Tuyên bố thi thể của Disney bị đông lạnh dựa trên lý thuyết về cryonics. Đây là một quá trình thử nghiệm trong đó cơ thể bệnh nhân bị đóng băng với hy vọng rằng công nghệ tương lai sẽ giúp họ sống lại.

Nhưng các nhà khoa học đã chỉ trích ngành công nghiệp cryonics và nói rằng lý thuyết này dựa trên niềm tin chứ không phải khoa học.

Michael Hendricks của Đại học McGill đã viết cho MIT Technology Review vào năm 2015: "Sự tái sinh hay mô phỏng là một hy vọng sai lầm, nằm ngoài mục đích của công nghệ và chắc chắn là điều không thể".

Tờ Los Angeles Times đưa tin, giấy chứng tử của ông cho biết ông đã được hỏa táng vào năm 2003. Tro cốt của ông được bảo quản tại lăng mộ gia đình tại Nghĩa trang Forest Lawn ở Glendale, California.

Tờ USA Today cũng cho biết những người thân cận với Disney cũng đã bác bỏ lời đồn đại này. “Thông tin về việc cha tôi muốn được đóng băng là hoàn toàn sai sự thật”, Diane, con gái của Disney, viết trong cuốn tiểu sử năm 1972.

3. Cuộc đời Walt Disney

Nhắc tới ông, người ta sẽ nghĩ ngay đến những phim hoạt hình “đình đám’’ và công viên giải trí tầm cỡ. Nhưng đằng sau những hào quang đó là rất nhiều thất bại và khổ đau.

3.1. Khởi đầu không mấy thuận lợi

Năm 10 tuổi, Walt và gia đình chuyển đến Thành phố Kansas. Ngoài việc phụ giúp cha mẹ, ông còn làm thêm cho một người chú bán đồ ăn nhẹ và bán báo dọc đường sắt.

Việc có mặt trên các chuyến tàu suốt cả mùa hè đã khiến Walt say mê chúng, một niềm đam mê vẫn có thể được nhìn thấy trong các công viên giải trí của ông ngày nay.

Trong thời gian còn lại của năm, Walt Disney thức dậy lúc 4:30 mỗi sáng cùng với anh trai Roy để giao báo trước giờ học. Họ cũng sẽ tiếp tục công việc khác sau giờ học.

Do làm việc mệt mỏi nên Walt thường ngủ gật trong lớp. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục con đường học tập của mình trong hơn 6 năm đồng thời đi làm thêm để giúp đỡ gia đình.

3.2. Bị người đời cười chê là ngốc nghếch

Ở trường, Walt Disney tỏ ra là một đứa trẻ thiếu tập trung. Các giáo viên của ông thường bắt gặp Walt mơ mộng hoặc vẽ nguệch ngoạc những bức tranh về động vật và thiên nhiên.

Khi lớn hơn, anh có sở trường kể chuyện và sẽ kể cho các bạn cùng lớp những câu chuyện kỳ ​​lạ trong khi minh họa trên bảng đen.

Walt Disney và chiếc xe cứu thương. Hình ảnh: Disney Guia

Năm 16 tuổi, Walt Disney, chàng trai nhút nhát đã quyết tâm bỏ học và gia nhập Quân đội. Nhưng ông đã bị từ chối vì anh ta vẫn chưa đủ 17 tuổi. Tuy nhiên, Walt nhất quyết muốn tham gia. Lần này, ông xin gia nhập Hội Chữ thập đỏ với một giấy khai sinh giả mạo.

Chứng kiến cảnh đẫm máu và những vết thương ghê rợn mỗi ngày ngày, Walt Disney tìm niềm an ủi khi mơ về những nhân vật hoạt hình mới cho sự nghiệp nghệ sĩ trong tương lai của mình. Trong thời gian nghỉ giải lao, Walt thường vẽ lên sườn xe cứu thương. Một số tác phẩm của ông thậm chí còn được đăng trên báo quân đội.

4. Sự nghiệp của Walt Disney

Trong suốt thời gian theo đuổi đam mê, Walt Disney đã vấp phải không ít thất bại. Sự nghiệp của ông chạm tới đỉnh cao không phải do may mắn mà nhờ sự kiên trì và sức sáng tạo không giới hạn của ông.

4.1. Ý tưởng “điên rồ”

Tuy nhiên không lâu sau, Walt bị sa thải vì lý do “thiếu sáng tạo”. Sau này, ông và Iwerks đã cùng nhau mở studio nhỏ vào năm 1922. Họ mua một chiếc máy quay phim đã qua sử dụng để sản xuất những bộ phim hoạt hình quảng cáo dài ngắn cho các rạp chiếu phim địa phương.

Họ cũng đã thực hiện một loạt bản phác thảo phim hoạt hình mang tên “Laugh-O-gram” và bộ phim thử nghiệm mang tên “Alice in Cartoonland”.

Vào năm 1923, ông và những người bạn của mình bị một nhà phân phối phim ở New York lừa và buộc phải nộp đơn phá sản. Ông tiếp tục tìm đến California để theo đuổi đam mê.

Vào năm 1927, Walt Disney và người cộng sự đã nảy ra ý tưởng về một chú chuột vui vẻ và tinh nghịch có tên là Mickey. Sau nhiều lần sửa chữa và thay đổi, bộ phim hoạt hình về chuột Mickey ra đời. Khi nó xuất hiện vào năm 1928, Steamboat Willie đã gây được tiếng vang lớn.

Walt Disney và bản phác thảo chuột Mickey của mình. Hình ảnh: News Leak Center

4.2. Walt Disney thất bại

Vào đầu Thế chiến thứ hai, các nhân viên của Walt Disney lần lượt đình công. Lúc này ông gánh trên vai khoản nợ lên tới 4 triệu đô la. Sau khi chiến tranh kết thúc, công ty của ông hồi phục lại với tốc độ chậm.

Nhưng trong thời gian này, Disney đã học cách đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình bằng cách chuyển sang lĩnh vực truyền hình, bất chấp áp lực từ các hãng phim để tiếp tục xuất hiện trên màn ảnh rộng.

Sau nhiều năm ăn nhờ ở đậu và nợ nần chồng chất, Disney cuối cùng đã đưa chuột Mickey lên màn ảnh và tìm đường trở lại đỉnh cao trong ngành của mình. Ít ai biết được rằng ông đã bị từ chối hơn 300 lần trước khi nhận được cái gật đầu của nhà đầu tư Margaret J. Winkler dành cho Mickey.

Sau khi cùng vợ nghỉ ngơi một thời gian để hồi phục sức khỏe, Disney đã trở lại với một ý tưởng mới táo bạo: Ông sẽ phát triển một bộ phim hoạt hình thời lượng dài. Đó chính là bộ “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” (1937). Tác phẩm đã thành một “bom tấn” ở phòng vé, nhưng các bộ phim tiếp theo - “Pinocchio” (1940), “Fantasia” (1940) và “Bambi” (1942) - lại kết thúc với thất bại ê chề.

Điều này có thể khiến nhiều người nản lòng nhưng không phải Walt Disney. Với sự lạc quan vững vàng và sự hỗ trợ của người bạn mới, Walt đã mở rộng công việc kinh doanh đầu tiên của mình. Họ cùng nhau thành lập Iwerks-Disney Commercial Artists .

4.3. Kiên trì không ngừng nghỉ

Là một doanh nhân, Walt đã đối mặt với sự cô đơn, nghi ngờ và thậm chí là trầm cảm. Ông chính là một trong những người truyền cảm hứng vĩ đại ở thế kỷ 20 bởi sự kiên trì không ngừng nghỉ của mình.

Ở tuổi 22 và đã có hai dự án kinh doanh thất bại, Walt cảm thấy cách duy nhất để thành công là nếu anh ấy tin tưởng vào giấc mơ của mình. Sau đó, chàng trai trẻ đã hiện thực hóa giấc mơ đến Hollywood.

Walt Disney đã nếm trải nhiều khổ đau trước khi thành công. Hình ảnh: Medium

Loạt phim về Alice của Walt Disney được đón nhận nồng nhiệt, điều này cho phép hãng phim thuê thêm nhiều họa sĩ hoạt hình. Trải qua nhiều biến cố và thăng trầm, bị bạn bè quay lưng, Walt Disney vẫn kiên trì theo đuổi ước mơ của mình. Đây chính là chìa khóa để tạo nên thành công và danh tiếng của ông.

4.4. Thành công của Walt Disney

Trong nhiều năm sau đó, Disney Studios đã hoàn thành một chuỗi các bộ phim hoạt hình nổi tiếng và giới thiệu vô số nhân vật mang tính biểu tượng. Nhưng Walt là một “người mơ mộng tham công tiếc việc” và luôn tràn ngập những ý tưởng đầy tham vọng.

Một ngày nọ, Walt Disney ngồi trên ghế đá công viên ăn đậu phộng trong khi các cô gái của ông chơi đu quay. Khi quan sát chúng, ông nảy ra ý tưởng về một nơi mà cha mẹ và con cái có thể vui chơi cùng nhau. Kế hoạch xây dựng một công viên giải trí bắt đầu chớm nở.

Ở độ tuổi 50, Walt Disney cuối cùng đã biến những giấc mơ ngông cuồng nhất của mình thành hiện thực. Các công ty hoạt hình của ông phát triển rực rỡ, các nhân vật của ông được nhiều người yêu thích, và các tác phẩm của ông đã vượt ra khỏi biên giới các quốc gia.

Walt Disney đã biến đổi thành công ngành công nghiệp giải trí và chinh phục mọi người ở mọi lứa tuổi với tầm nhìn phi thường của mình.

Không lâu trước khi Walt bắt đầu kế hoạch cho một công viên giải trí mới thì thói quen hút Thu*c lá đã lấy đi mạng sống của ông. Năm 1966, Walt Disney qua đời vì bệnh ung thư phổi khi công việc kinh doanh còn dang dở. Anh trai của ông là Roy tiếp tục thực hiện kế hoạch còn dang dở và hoàn thiện Walt Disney World vào năm 1971.

Sau nửa thập kỷ Walt Disney qua đời, tên tuổi của ông vẫn tiếp tục sống mãi trong lịch sử. Ông vẫn được biết đến như một “báu vật quốc gia của Hoa Kỳ” và một người có ảnh hưởng văn hóa trên toàn thế giới.

Nhờ tầm nhìn xa trông rộng và không ngừng theo đuổi ước mơ, di sản của Walt giờ đây đã vượt qua nhiều thế hệ với những nhân vật đáng nhớ và những bộ phim có ảnh hưởng. Kỷ lục ấn tượng của anh với 22 giải Oscar vẫn chưa có ai đánh bại được.

5. Câu nói của Walt Disney

Nổi danh với câu chuyện thành công bất hủ, Walt Disney đã để lại cho đời nhiều bài học vô giá. Những câu nói của ông chứa đựng những triết lý vô cùng sâu sắc. Tiêu biểu trong số đó có thể những câu nói sau:

1. "Tất cả những ước mơ của chúng ta đều có thể trở thành hiện thực, nếu chúng ta có đủ can đảm để theo đuổi chúng."

2. “Thật là vui khi làm được điều không thể.”

3. "Cách để bắt đầu là ngậm miệng lại và bắt đầu làm."

4. "Nếu bạn có thể mơ ước, bạn sẽ làm được."

Một trong những câu nói nổi tiếng của Walt Disney. Hình ảnh: Medium

5. “Chúng ta tiếp tục tiến về phía trước, mở ra những cánh cửa mới và làm những điều mới, bởi vì chúng ta tò mò và sự tò mò tiếp tục dẫn chúng ta đến những con đường mới.”

6. “Tôi ước mơ, tôi thử nghiệm ước mơ của mình với niềm tin của mình, tôi dám chấp nhận rủi ro, và tôi thực hiện tầm nhìn của mình để biến những ước mơ đó thành hiện thực”

7. "Dù bạn làm gì, hãy làm tốt."

8. “Đừng bao giờ cảm thấy buồn chán hay hoài nghi. Ngày hôm qua đã là dĩ vãng.”

9. “Mọi người thường hỏi tôi liệu tôi có biết bí quyết thành công không và liệu tôi có thể nói cho người khác biết cách biến ước mơ của họ thành hiện thực hay không. Câu trả lời của tôi là, bạn làm điều đó bằng cách làm việc.”

10. "Tôi không thích lặp lại những thành công, tôi thích tiếp tục những thứ khác."

11. “Tôi đã chống chọi với sự cạnh tranh khắc nghiệt trong suốt cuộc đời mình. Tôi sẽ không biết làm thế nào để hòa nhập nếu không có nó.”

12. “Gửi đến các bạn trẻ ngày nay, tôi nói rằng hãy tin vào tương lai, thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn; vẫn còn rất nhiều cơ hội."

13. “Tôi không làm phim chủ yếu cho trẻ em. Tôi làm chúng cho đứa trẻ trong tất cả chúng ta, cho dù chúng ta sáu hay sáu mươi."

14. “Đầu tiên, hãy suy nghĩ. Thứ hai, tin tưởng. Thứ ba, ước mơ. Và cuối cùng, hãy dám thực hiện.”

15. “Disneyland sẽ không bao giờ được hoàn thành. Nó sẽ tiếp tục phát triển miễn là vẫn còn trí tưởng tượng trên thế giới.”

Có thể nói, câu chuyện cuộc đời của Walt Disney là hình mẫu lý tưởng cho những người lập nghiệp. Ông đã từng bị chê cười, bị thất bại nhưng nhờ sự kiên trì không ngừng nghỉ, cuối cùng ông đã hiện thực hóa ước mơ của chính mình. Dù đã qua đời hơn nửa thế kỷ, nhưng những di sản mà Walt Disney để lại cho hậu thế vẫn còn tồn tại lâu bền.

Theo Thuy Anh/Báo Tổ quốc

Link bài gốc Lấy link

http://ttvn.toquoc.vn/walt-disney-la-ai-tieu-su-va-su-that-xac-uop-tai-sinh-cua-cha-de-mickey-82021511131733491.htm

Theo Thuy Anh/Báo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/walt-disney-la-ai-tieu-su-va-su-that-xac-uop-tai-sinh-cua-cha-de-mickey/20211105072949564)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY