Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

WHO sẽ sớm tuyên bố Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu

(MangYTe) - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo mức độ nguy hiểm ngày càng cao của dịch Covid-19 với sức khoẻ người dân toàn thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới hôm 9/3 cảnh báo rằng nguy cơ từ việc Covid-19 bùng phát trở thành đại dịch toàn cầu là "rất thật", nhưng nhấn mạnh dịch bệnh vẫn có thể được kiểm soát.

"Lúc này, virus đã đặt chân đến quá nhiều quốc gia. Nguy cơ Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu đã trở nên rất thật. Nhưng nó sẽ đại dịch đầu tiên trong lịch sử có thể kiểm soát được" - Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

Các quan chức WHO chưa gọi Covid-19 là đại dịch toàn cầu, song họ đang tiến gần hơn đến tuyên bố này. Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp WHO thừa nhận: "Khi bạn chạm đến con số 100 quốc gia và 100.000 ca bệnh, đến lúc phải lùi lại để suy nghĩ. Hai tuần trước mới chỉ là 30 quốc gia thôi".

Về mức độ nghiêm trọng của bệnh, các quan chức WHO cho biết: Khoảng 80% số người mắc Covid-19 phát triển các triệu chứng nhẹ trong khi 20% xuất hiện các triệu chứng nặng. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu cho rằng Covid-19 chỉ giết ch*t người già. Bệnh nhân ung thư và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương cũng có nguy cơ lớn nếu bị Covid-19 tấn công.

Theo lãnh đạo WHO, 70% trong số hơn 80.000 ca bệnh ở Trung Quốc đã hồi phục và được xuất viện. Dịch ở đây có thể sớm chấm dứt. Tổng giám đốc WHO thậm chí đánh giá Trung Quốc đang dần kiểm soát được dịch bệnh.

Các chuyên gia WHO cho rằng, một số quốc gia mới chỉ ghi nhận ca bệnh đầu tiên, còn ở vài nơi, dịch bệnh đã tiến triển chậm lại, thậm chí dừng lại. Việc có thể kiểm soát dịch bệnh hay không phụ thuộc vào tốc độ và mức độ hành động của mỗi nước.

Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: BI)

Tính tới ngày 9/3, trên toàn thế giới có 111.362 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới, trong đó 80.735 ca bệnh tại Trung Quốc, nơi khởi phát dịch Covid-19.

Xếp sau Trung Quốc là Hàn Quốc (7.478 ca bệnh), Italy (7.375 ca bệnh) và Iran (7.161 ca bệnh). Đây là các điểm nóng mới ngoài Trung Quốc bùng phát dịch Covid-19 thời gian qua.

Tại châu Âu, Pháp ghi nhận 1.209 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới, trong khi Đức có 1.151 ca bệnh. Tây Ban Nha sắp chạm ngưỡng 1.000 ca bệnh khi tính tới ngày 9/3, nước này ghi nhận 979 trường hợp.

Tổng số người ch*t vì Covid-19 trên toàn thế giới tính đến ngày 9/3 là 3.892 người, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins (Mỹ).

93% số ca bệnh toàn cầu tập trung ở 4 nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy và Iran. Khoảng 80 quốc gia có ít hơn 100 ca. "Như vậy, chúng ta hoàn toàn thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm, nhưng bao lâu mới đến đó được phụ thuộc vào hành động của các quốc gia" - bác sĩ Maria Van Kerkhove lạc quan.

Theo kế hoạch phòng chống đại dịch của WHO, ứng phó với đại dịch sẽ đòi hỏi các quốc gia phải "huy động toàn bộ hệ thống y tế, cơ sở vật chất và công nhân viên trên toàn quốc và ở địa phương", nhằm "phân phối thiết bị bảo hộ cho cá nhân" và "phân phối Thu*c chống siêu vi, vật tư y tế khác theo kế hoạch quốc gia".

Trước dịch Covid-19, WHO từng tuyên bố đại dịch với dịch Sars năm 2003 và dịch cúm H1N1 năm 2009.

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/who-se-som-tuyen-bo-covid19-tro-thanh-dai-dich-toan-cau-167505.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY