Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Sự thật đại dịch Cocoliztli xóa xổ 80% dân số Mexico thế kỷ 16

Giữa thế kỷ 16, nạn hạn hán kinh hoàng xảy ra tại Mexico đã kéo theo đại dịch bí ẩn có tên Cocoliztli, cướp đi khoảng 15 triệu sinh mạng,

Đại dịch kinh hoàng mang tên Cocoliztli

Trong khoảng thời gian từ năm 1545 đến 1548, một căn bệnh bí ẩn, đặc trưng bởi triệu chứng sốt cao và chảy máu đã tàn phá vùng cao nguyên Mexico, diễn ra ngay sau những đợt hạn hán kéo dài. Căn bệnh trên được người Aztec bản địa gọi là Cocoliztli, thủ phạm xóa xổ gần như toàn bộ những người dân bản địa.

Đến khi kết thúc, Cocciztli đã cướp đi từ 5 đến 15 triệu người, tương đương 80% dân số bản địa của Mexico, một trong những thảm họa nhân khẩu học tồi tệ nhất trong lịch sử loài người, tương đương Black Death (Cái ch*t Đen) cướp đi khoảng 25 triệu người ở Tây Âu từ năm 1347 đến 1351 hoặc khoảng 50% dân số của khu vực này.

Trận dịch Cocciztli đợt hai diễn ra năm 1576 đến 1578 giết ch*t thêm 2 - 2,5 triệu người, tương đương 50% dân số bản địa còn lại. Các loại dịch bệnh mới được lan từ châu Âu và châu Phi như đậu mùa, sởi và sốt phát ban từ lâu đã được xem là nguyên nhân làm cho dân số khu vực vơi đi khá nhiều. Qua phân tích cẩn thận các dịch bệnh năm 1545 và 1576 cho thấy chúng có thể là sốt xuất huyết, gây nên bởi một loại virus bản địa và được truyền qua động vật gặm nhấm.

Bệnh truyền nhiễm này trở nên trầm trọng hơn bởi các điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đời sống khó khăn, không Thu*c men hỗ trợ nên số người thiệt mạng lại càng tăng. Địa lý của dịch Cocciztli cho thấy, nó phát triển mạnh ở vùng cao nguyên Mexico như các thung lũng phía bắc và miền trung Mexico, kết thúc ở Chiapas và Guatemala. Trong cả hai trận dịch năm 1545 và 1576, các bệnh nhiễm trùng hầu như không có ở vùng đồng bằng ven biển ấm áp, thấp trên Vịnh Mexico và bờ biển Thái Bình Dương.

Mặc dù triệu chứng của Cocciztli tương tự như các loại bệnh ở Thế giới cũ (ví dụ như sởi, sốt vàng da, sốt phát ban), nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là loại bệnh ác tính riêng biệt. Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng như chảy máu mũi, vàng da và sốt cao, một số có dấu hiệu chảy máu trong (xuất huyết tiêu hóa), dẫn đến máu tiêu chảy ra máu, cũng như chảy máu từ mắt, miệng và *m đ*o.

Khởi phát bệnh nhanh và không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo, Tu vong cao. Cái ch*t thường xảy ra trong vòng một tuần sau khi xuất hiện triệu chứng. Từ năm 1545 đến 1548 tại các khu định cư của người Aztec, như Tlaxcala và Cholula, số người ch*t hàng ngày cao tới 400 người, có hôm lên tới 1.000 người. Đưa tổng số người bị ch*t lên tới 15 triệu.

Nghĩa trang Teposcolula - Yucundaa nơi chôn cất những nạn nhân ch*t trong đại dịch Cocciztli

Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết cho rằng khoảng 80% dân số bản địa Mexico (5,1 triệu người) đã ch*t trong đại dịch nói trên, trong khi đó dân số bản địa của Mexico năm 1545 chỉ có khoảng 6,4 triệu người. Ở một số khu vực, số người ch*t lên tới 95% dân số, khiến dân số Mexico giảm từ 25 - 30 triệu vào năm 1519, xuống còn dưới 2 triệu vào đầu thế kỷ 18.

Ngay từ thế kỷ 16 người ta đã có những nghiên cứu để tìm ra gốc rễ của dịch bệnh này. Năm 1548, người Tây Ban Nha gọi đây là bệnh tabardillo (sốt phát ban), bệnh chỉ được công nhận ở Tây Ban Nha từ cuối thế kỷ 15. Tuy nhiên, các triệu chứng của Cocciztli vẫn không giống với bệnh sốt phát ban, hay bệnh sốt thông thường được quan sát ở Thế giới cũ vào thời điểm đó.

Hàng thế kỷ sau, vào năm 1970, một nhà sử học tên là Germain Somolinosorrdois đã xem xét một cách có hệ thống tất cả những lời giải thích được đề xuất vào thời điểm đó, bao gồm cúm xuất huyết, bệnh leptospirosis, sốt rét, thương hàn, và sốt vàng. Theo Somolinosorrdois, không ai trong số này phù hợp hoàn toàn với các triệu chứng của bệnh Cocciztli diễn ra vào thế kỷ 16, khiến ông kết luận Cocciztli là “kết quả của quá trình virus gây ảnh hưởng xuất huyết”. Nói cách khác, Somolinosorrdois cho rằng Cocciztli không phải là mầm bệnh của Thế giới cũ đã từng được biết đến, mà có thể là virus có nguồn gốc từ châu Âu hoặc Thế giới Mới.

Sau này hai nhà khoa học là Marr và Kiracofe đã tiếp tục công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước và cho rằng virus arenaviruses của Thế giới Mới là nguyên nhân gây bùng phát dịch, chủ yếu ảnh hưởng đến loài gặm nhấm. Do đó, sự xâm nhập của chuột và sự xuất hiện của người Tây Ban Nha, kết hợp với sự thay đổi khí hậu, đặc biệt là nạn hạn hán đã làm cho đại dịch Cocciztli bùng phát.

Cũng trong giai đoạn này, Trung Mỹ đã xảy ra một trận “đại hạn hán” kéo dài, qua nghiên cứu về các thớ gỗ cho thấy tại đây đã xảy ra một trận siêu bão. Việc thiếu nước làm cho công tác vệ sinh khó khăn, trong khi đó chuột lại phát triển mạnh. Loại động vật gậm nhấm này được cho là vật trung chuyển bệnh tiềm ẩn, chúng truyền arenavirus, làm tăng số người bị sốt xuất huyết. Cùng với điều kiện vệ sinh kém lại tiếp xúc nhiều với mầm bệnh khiến dịch Cocciztli lại càng có cơ hội bùng phát mạnh.

Cái ch*t của người Aztec trong dịch Cocciztli đã dẫn đến một khoảng trống trong quyền sở hữu đất đai, điều này khiến Mexico nhanh chóng trở thành thuộc địa của người Tây Ban Nha, mặc dù hạn hán kéo dài, dịch Cocciztli tiếp tục bùng phát nhưng người Mexico vẫn phải cống nạp ngô và tiền cho nhà vua Tây Ban Nha hồi đó là Charle V.

Năm 2018, sau khi tiến hành nghiên cứu hệ gien vi khuẩn, các nhà khoa học ở Viện Khoa học Lịch sử Nhân loại Max Planck (MPISH), Đức, đã phát hiện thấy bằng chứng gây dịch Cocciztli cách đây nửa thế kỷ.

Khuẩn Salmonella, thủ phạm gây ra đại dịch Cocciztli

MPISH đã trích xuất gien di truyền DNA từ răng của 29 cá thể được chôn tại nghĩa trang Teposcolula-Yucundaa ở Oaxaca, Mexico. Với kỹ thuật hiện đại phân tích mẫu gien di truyền DNA được lấy từ răng của 10 bộ xương người bệnh, các nhà khoa học đã tìm ra khuẩn Salmonella, thủ phạm gây ra căn bệnh bí ẩn nói trên. Với phát hiện này cho thấy, đây là trường hợp bị nhiễm khuẩn salmonella đầu tiên tại châu Mỹ. Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng sự xuất hiện của những người châu Âu ở Trung Mỹ đã gây ra đại dịch thảm khốc nói trên.

Theo nữ tiến sĩ Kirsten Bos, trưởng nhóm nghiên cứu ở MPISH, bằng kỹ thuật có tên Công cụ giải trình tự và phân tích DNA (MALT) cho phép các nhà khoa học tìm ra được DNA vi khuẩn tồn tại trên vật thể nghiên cứu. Cũng nhờ MALT, trong số 10 cá nhân, các nhà khoa học đã xác định được các dòng khuẩn Salmonella enterica subsp. enterica serovar Paratyphi C gây thương hàn ở người (enteric fevers).

Thương hàn là chứng bệnh đường tiêu hóa do nhiễm vi trùng Salmonella enterica gây ra. Chủng Salmonella này là duy nhất đối với con người và không tìm thấy trong bất kỳ mẫu đất hoặc cá thể nào trước khi tiếp xúc được sử dụng làm đối chứng. Bản thân vi khuẩn nói trên là hậu duệ của cùng một dòng khuẩn S. enterica có chứa serovar Choleraesuis và Typ4uis, cả hai đều là mầm bệnh của lợn. Nó được lan truyền qua việc tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.

Ngày nay, S. Paratyphi C tiếp tục gây bệnh thương hàn, và nếu không được điều trị, có tỷ lệ Tu vong lên tới 15%, thường gặp ở các quốc gia đang phát triển ở châu Phi và châu Á. Nhiễm trùng S. Paratyphi C đã giảm mạnh, năm 2000 có khoảng 27 triệu ca mắc bệnh được báo cáo, chủ yếu là các dòng serovar S. Typhi và S. Paratyphi A.

DS. CHU TRANG NHUNG

(Theo Gaurdian/NCBI- 4/2019)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/su-that-dai-dich-cocoliztli-xoa-xo-80-dan-so-mexico-the-ky-16-n156068.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY