Trong đông y, xông là bài thu*c để điều trị cảm cúm, đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng... được dân gian sử dụng từ lâu đời.người dân có thể sử dụng lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá mít, lá nhãn, cây cứt lợn, lá gừng, lá nghệ, lá tre, hương nhu, ngải cứu... hay như khuynh diệp (eucalyptus), diệp hạ châu (phyllanthus amarus), tràm gió (melaleuca cajuputi) làm dược liệu xông.
Bạn bổ sung thêm gừng tươi là vị thu*c, vị cay, tính ấm, tác dụng giải biểu, tán hàn, ôn trung, hành thủy, tiêu đàm, giải độc, thông mũi họng. hoặc sả vị cay, thơm, tính ấm, tác dụng phát hãn (ra mồ hôi), chống viêm, tiêu đờm, hạ khí, sát khuẩn, thông tiểu. một số loại lá xông còn có tác dụng chống viêm, tuyên thông phế khí, giảm đau, hạ sốt... nhờ thành phần kháng sinh, tinh dầu.
Khi xông, các dược liệu đã biến thành hơi nước nên dễ dàng đi vào đường hô hấp, đến tận phế nang. Hơi nước có thể vào khoang miệng, vào niêm mạc mắt mũi và qua da để vào cơ thể. Sau khi xông, đường hô hấp được thông suốt, giảm đau, giảm tiết, hạ khí làm giảm đau đầu, chóng mặt, khó thở. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, nhẹ người, khoan khoái hẳn lên.
Bạn nên xông trong phòng kín tránh gió lùa và đặt nồi xông trên giường. sau đó, bệnh nhân trùm kín chăn, ngồi xông 15-20 phút để thoát được mồ hôi, dùng khăn bông sạch lau khô người và mặc quần áo mới. xông xong, người bệnh có thể ăn cháo nóng có lá tía tô, hành, tiêu bắc, chanh, ớt... để tăng đề kháng.
Trường hợp cảm cúm chỉ cần xông một đến hai lần là được. không nên xông nhiều lần gây mất nước. những người ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, yếu mệt không nên xông. không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở, nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước, dẫn đến máu huyết không lưu thông.
Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn... cần ngừng ngay. lưu ý, các phương pháp này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh chứ không làm hết bệnh.