Khoa học hôm nay

Xử lý từ nguồn thải để giảm ô nhiễm sông qua nội đô

(HNM) - Sông Nhuệ, Đáy, Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét và sông Lừ chảy qua nội đô, có vai trò tiêu nước thải cho các hộ dân Hà Nội. Do thiếu hệ thống xử lý nước thải nên ô nhiễm nước, môi trường qua các con sông ngày càng trầm trọng. Nhiều năm qua, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã nỗ lực để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm cho các con sông này. Nhưng về lâu dài, cần nhất vẫn là hệ thống xử lý nước thải để giảm gánh nặng cho các con sông.

(HNM) - Sông Nhuệ, Đáy, Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét và sông Lừ chảy qua nội đô, có vai trò tiêu nước thải cho các hộ dân Hà Nội. Do thiếu hệ thống xử lý nước thải nên ô nhiễm nước, môi trường qua các con sông ngày càng trầm trọng. Nhiều năm qua, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã nỗ lực để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm cho các con sông này. Nhưng về lâu dài, cần nhất vẫn là hệ thống xử lý nước thải để giảm gánh nặng cho các con sông.

Ảnh: Đỗ Tâm

Bị ô nhiễm trầm trọng

Điển hình là sông Tô Lịch. Những họng thoát nước thải từ các hộ dân cứ đổ đều đặn từng phút, từng giờ vào sông.

Ghi nhận của phóng viên tại sông Tô Lịch, đoạn từ đường Hoàng Quốc Việt đến đường Láng, nước sông bốc mùi khó chịu. Giám đốc Xí nghiệp thoát nước số 1 (Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội) Hoàng Thế Hùng cho biết, do lượng nước xà phòng, dầu mỡ từ hàng nghìn cơ sở kinh doanh ăn uống, sửa xe… hằng ngày thải ra sông nhưng chưa có hệ thống thu gom xử lý nên nguồn nước ngày càng ô nhiễm. Hơn nữa, do ý thức người dân chưa cao, ngày nào cũng thải trực tiếp xuống sông khiến ô nhiễm càng tăng hơn.

Tương tự, quan sát sông nhuệ tại khu vực cầu diễn (quận nam từ liêm và bắc từ liêm), phóng viên nhận thấy nhiều hộ dân vứt rác xuống cả rìa và lòng sông. các hộ dân trên phố nguyễn văn giáp, hoàng công chất tiếp giáp với sông nhuệ đều ném rác xuống bờ sông, lâu ngày kết thành những bè rác trên dòng nước. bà nguyễn thanh hằng, sống tại đường hoàng công chất khẳng định, những người vô ý thức đã biến bờ sông thành hố rác khiến sông nhuệ ngày càng ô nhiễm, mùi hôi bốc lên không thể ngửi được nhất là những ngày nắng nóng.

Sông Nhuệ đoạn qua Cầu Đen trên địa bàn quận Hà Đông cũng trơ lại những cây khô, nhiều túi rác thải kết thành tảng. Nước vẫn một màu đen kịt, mùi bốc lên khó chịu. Bờ mái của sông vẫn còn nhiều rác thải do người dân thiếu ý thức ném vô tội vạ. Tương tự, sông Sét chảy qua quận Hoàng Mai, sông Lừ qua quận Đống Đa, sông Kim Ngưu qua quận Hai Bà Trưng cũng như những ao tù, nước đen đặc, nổi váng, bốc mùi.

Ảnh: Dung Nhi

Có ngăn được nguồn ô nhiễm?

Để ngăn chặn nguồn ô nhiễm, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã nỗ lực nhiều biện pháp. Chủ tịch UBND phường Tương Mai (quận Hoàng Mai) Đào Thị Thu Hằng cho biết, thứ bảy hằng tuần, UBND phường tổ chức tổng vệ sinh môi trường trên toàn phường, trong đó có gần 1km đường bờ sông. Nhờ đó, cảnh quan khu vực sông Sét sạch sẽ nhưng vẫn không thể ngăn được mùi hôi thối bốc ra từ nguồn nước.

Trưởng phòng Tài nguyên môi trường quận Đống Đa Vũ Xuân Tiến thông tin, UBND quận yêu cầu các phường tăng cường quản lý trật tự giao thông, đô thị, vệ sinh môi trường dọc tuyến sông Lừ. Đặc biệt, tuyên truyền đến các hộ dân có ý thức bảo vệ sông, không ném, vứt rác bừa bãi ở khu vực sông, ngăn chặn triệt để nguồn gây ô nhiễm.

Về phía các đơn vị chức năng, ông bùi ngọc uyên - phó trưởng phòng đối ngoại truyền thông (công ty tnhh một thành viên thoát nước hà nội) cho biết, công ty vẫn nỗ lực để xử lý rác thải ở các dòng sông. cụ thể, hằng ngày, giao công nhân thực hiện nhặt, vớt rác tại khu vực sông tô lịch, kim ngưu, sét... công ty cũng lắp đặt gần 40 cụm bè thủy sinh trồng cây thủy trúc trên sông tô lịch để hỗ trợ làm sạch nước tự nhiên nhờ phần thân và rễ có vai trò như bộ lọc, chuyển các chất ô nhiễm thành sinh khối của cây và bổ sung ô xy cho nước.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái khẳng định, việc xử lý ô nhiễm các sông nội đô vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do đó, Sở đã xây dựng Đề cương chi tiết “Đề án phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét” và được UBND thành phố phê duyệt từ năm 2021.

Ngoài ra, thành phố đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường duy tu, duy trì hệ thống thoát nước, cải tạo khơi thông dòng chảy: Nạo vét bùn cống rãnh, mương sông bằng thủ công và cơ giới, quản lý vận hành các trạm bơm tiêu thoát nước. UBND thành phố cũng mời Ngân hàng Thế giới (WB) tham gia triển khai Kế hoạch nghiên cứu, tư vấn về kiểm soát ô nhiễm nước của các sông: Tô Lịch, Nhuệ, Đáy, Tích, Bùi và kêu gọi các tổ chức, cơ quan khoa học nghiên cứu giải pháp xử lý cải thiện ô nhiễm các con sông. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị vận hành có hiệu quả các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị: Kim Liên, Trúc Bạch, Bảy Mẫu, Nhà máy Xử lý nước thải Yên Sở, Bắc Thăng Long - Vân Trì để chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Bên cạnh đó, thành phố đang triển khai thực hiện đầu tư, xây dựng các dự án xử lý nước thải theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, thành phố tập trung nguồn lực, tiếp tục khẩn trương thực hiện Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thành phố Hà Nội công suất 270.000m3/ ngày-đêm, dự kiến hoàn thành năm 2025.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1064323/xu-ly-tu-nguon-thai-de-giam-o-nhiem-song-qua-noi-do)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY