Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Xử trí khi trẻ bị táo bón

Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện phân quá ít, rắn và khô, hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Thường đi đại tiện 2-3 lần một ngày, nhưng nếu trẻ chỉ đi 1 lần 1 ngày mà phân mềm dẻo, khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là táo bón. Trước hết, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ bằng cách: Cho trẻ ăn đủ số lượng hàng ngày, uống nhiều nước. Cho trẻ ăn các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (nghiền nát) bao gồm chuối tiêu, đu đủ, bưởi, cam, quýt, thanh long, mơ, lê, mận, đào, khoai lang, đậu, đậu Hà Lan, bông cải, cải bó xôi hoặc có thể trộn nước trái cây, rau đã nghiền nát với bột ngũ cốc, cháo cho trẻ ăn. Không nên cho ăn cà rốt, hồng xiêm, táo trong khi trẻ bị táo bón.

Nếu trẻ bị táo bón do sữa công thức, cần pha sữa loãng hơn bình thường một chút, có thể pha thêm 1 thìa cà phê nước quả (cam, quít...) vào cốc sữa cho trẻ hoặc dùng nước cháo pha sữa cho trẻ từ 4 tháng trở lên. Nếu trẻ bú mẹ thì người mẹ cần ăn tăng cường chất xơ như ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước. Xoa bụng cho trẻ từ phải qua trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột.

Đối với trẻ lớn: Trẻ lớn hơn đi đại tiện 1 lần/ngày, nhưng có khi đi 2-3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón. Nếu trẻ chỉ bị táo bón trong thời gian ngắn vài ngày, chỉ cần thay đổi các loại thức ăn trẻ đang dùng để trẻ đi phân mềm và không đau.

Khuyến khích trẻ có thói quen ăn nhiều rau trong bữa ăn. Ăn thêm các loại quả chín và không uống các loại nước ngọt có gas.

Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào thuận tiện mà trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc hố xí quá lâu, nên ngồi bô/bàn cầu 5-10 phút sau bữa ăn, 2-3 lần mỗi ngày đều đặn.

Cần đi khám khi: Phải cho trẻ đi khám ngay khi trẻ bị đau bụng dữ dội. Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng. Trẻ thường xuyên bị nhiều đợt táo bón. Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng trướng. Trẻ đi đại tiện phân có máu và đau. Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa như kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng...

BS. Thanh Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/xu-tri-khi-tre-bi-tao-bon-n113559.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chứng táo bón kéo dài thường do cơ địa, âm hư, huyết nhiệt hoặc do thiếu máu làm tân dịch giảm gây ra; hoặc do người già, phụ nữ sau khi sinh
  • Có nhiều cách để chữa táo bón, như thực phẩm giàu chất xơ, nước ấm, chất làm mềm phân, Thu*c nhuận tràng…Những cách chữa táo bón này có thể hiệu quả với người này nhưng không hiệu quả với người khác.
  • Táo bón là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, gây nên sự lo lắng không nhỏ cho các ông bố, bà mẹ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp...
  • Ăn thức ăn có nhiều chất xơ, uống đủ nước, ăn chậm, tránh thức ăn gây đầy bụng là một vài lời khuyên dành cho người mắc bệnh táo bón.
  • Táo bón ở trẻ em có thể do nguyên nhân chức năng hoặc có thể do bệnh lý. Nguyên nhân chức năng thường gặp là do chế độ ăn không cân bằng...
  • Nếu bạn đang bị táo bón, một cách đơn giản để khắc phục là ăn đủ đủ.
  • Chế độ ăn ít chất xơ, sử dụng Thu*c nhuận tràng hoặc Thu*c trầm cảm có thể là một vài nguyên nhân gây táo bón.
  • SKĐS-Các bác sĩ đánh giá tình trạng táo bón ở một người không chỉ ở khoảng thời gian giữa các lần đi tiêu mà ở tính chất của phân
  • Khi bị táo bón có thể xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, trướng bụng, mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu... táo bón lâu ngày có thể gây nổi mụn trên da, trĩ, nhiễm độc cơ thể, nặng hơn là ung thư đại - trực tràng.
  • Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón “giấu mặt” khác, khiến bạn không khỏi bất ngờ khi phát hiện ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY