Bạn nên biết hôm nay

Xử trí khi trẻ mắc Covid sốt co giật

Con tôi 2 tuổi rưỡi, mắc Covid, sốt liên tục khoảng 40 độ. Tối qua con co giật chân tay làm vợ chồng tôi rất lo sợ.

May mắn, vợ chồng tôi phát hiện con co giật sớm nên hạ sốt, chườm mát kịp thời. tôi phải làm gì để con hạ sốt triệt để và không bị co giật lại? co giật như vậy có ảnh hưởng đến thần kinh của con không? (nguyễn văn hải, 27 tuổi, tp hcm)

Trả lời:

Thứ nhất, tình huống này không phải do covid mà xuất phát từ sốt cao. hiện tượng co giật thuộc về cơ địa trẻ, ví dụ trong nhà có anh trai bị co giật thì thường đứa em cũng sẽ bị. thứ hai, nếu trẻ từng co giật một lần thì có thể bị lại. như vậy, phụ huynh cần chuẩn bị thu*c hạ sốt, đừng để khi trẻ sốt mới chạy đi mua thì không kịp.

Ngoài ra, dù trẻ mắc covid hay không, nếu trong gia đình có tiền sử co giật do sốt, phụ huynh cần chú ý sờ trán trẻ thấy hâm hấp cần cặp nhiệt độ để theo dõi ngay. thay vì 38,5 độ mới cho trẻ uống thu*c hạ sốt, nên cho trẻ uống sớm hơn khi 38 độ.

Trường hợp trẻ co giật, cha mẹ không nên rối mà cần bình tĩnh tập trung hạ sốt cho trẻ. nếu mình không hạ sốt nhanh thì co giật cũng sẽ không hết.

Nhiều trẻ mắc covid-19 bị run cầm cập, người lớn lầm tưởng bé co giật. phụ huynh có thể hỏi chuyện trẻ, nếu con nói được thì không phải co giật. cha mẹ chú ý những điểm nhỏ này để theo dõi trẻ.

Trẻ co giật một lần thì sẽ không ảnh hưởng tới thần kinh, ngoại trừ chúng ta để con giật quá nhiều lần. từ 6 tháng đến 6-7 tuổi, trẻ có thể bị co giật trở lại, do đó cần chú ý hạ sốt sớm.

Trẻ mắc Covid-19 sốt cao, co giật có nguy hiểm

Trẻ mắc covid-19 sốt cao, co giật có nguy hiểm

Bác sĩ Trương Hữu Khanh tư vấn trực tuyến chăm sóc F0 trẻ em ngày 20/3.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh

Cố vấn khối Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/xu-tri-khi-tre-mac-covid-sot-co-giat-4441122.html)

Tin cùng nội dung

  • Cách đây 10 năm khi nói đến vitamin B9 hay còn gọi là folic acid người ta chỉ biết nó cần bổ sung cho phụ nữ mang thai...
  • Trong điều trị, bên cạnh tác dụng chữa bệnh của Thuốc thì dị ứng Thuốc luôn là một nguy cơ mà cả thầy Thuốc và bệnh nhân cần đề phòng và ứng phó khi xảy ra.
  • Trẻ bị sởi nên hạn chế chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate.
  • Nắng nóng như thiêu như đốt trên 40 độ C khiến nhiều trẻ nhỏ lũ lượt được đưa đi khám với biểu hiện sốt do say nóng, trẻ sốt cao nhưng mũi họng không có biểu hiện viêm nhiễm, chảy nước.
  • Câu đằng là thân cành non mang gai móc câu phơi khô của cây câu đằng (Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack.)
  • Sốt là phản xạ của cơ thể và với nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân có lợi nhưng đa số nguyên nhân là có hại, đặc biệt là sốt cao gặp ở trẻ em và NCT. Khi NCT bị sốt,
  • Chỉ nghe kể hiện trạng bệnh, không có đơn do BS kê, nhà Thuốc thôn vẫn bán Thuốc, uống xong, 30 phút trẻ lên cơn co giật, sùi bọt mép, phát ban da.
  • Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, trong khi co giật trẻ sẽ bị thiếu ôxy não nên có thể gây Tu vong ngay lập tức hoặc để lại di chứng phát triển tinh thần vận động nếu cơn co giật kéo dài.
  • Mangyte -Sốt cao co giật ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn do biểu hiện phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể mà gây ra như: viêm họng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi…
  • Không giữ trẻ chặt để kiềm chế cơn co giật. Đánh gió hay vắt chanh vào miệng bé có thể khiến động kinh nặng hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY