Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ý nghĩa việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 dưới góc độ khoa học: Cái gì cũng có tính 2 mặt

Ý nghĩa việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 dưới góc độ khoa học: Cái gì cũng có tính 2 mặt

Tính đến sáng 15.3, cả nước đã ghi nhận 12 trường hợp phản ứng phản vệ độ 2 sau tiêm vắc xin covid-19 của astrazeneca tại bệnh viện bệnh nhiệt đới tp.hcm; bệnh viện dã chiến gia lai và tại bệnh viện hữu nghị việt tiệp - hải phòng cơ sở 2, với các biểu hiện như: nổi mề đay, ngứa, phù mạch tại chỗ tiêm, khó thở (có tiền sử hen phế quản)... tất cả các trường hợp phản ứng sau tiêm này đều được xử trí kịp thời và sức khỏe đã ổn định trong vòng 1 ngày sau đó.

Riêng trong ngày 14.3, đã ghi nhận 1 trường hợp được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 với dấu hiệu ban đầu sốt, rét run kèm theo co quắp, tê bì tay xuất hiện 8 giờ sau tiêm. Trường hợp này đã được phát hiện và xử trí kịp thời theo đúng quy định, hiện tại sức khoẻ cũng đã ổn định.

Thực ra ngay từ khi có thông tin về tiêm vắc xin thì đã có những băn khoăn từ người dân về việc tiêm hay không tiêm vắc xin. covid-19 thì ai cũng e ngại nhưng tiêm vắc xin thì không ít người lại xuất hiện tâm lý lo lắng: sợ phản ứng của vắc xin, sợ độ an toàn của vắc xin, sợ vắc xin không hiệu quả và đa phần muốn chờ nhiều người tiêm không việc gì thì mình hãy thử.

Chúng tôi xin đăng ý kiến của gs nguyễn văn tuấn là một nhà khoa học y khoa chuyên về dịch tễ học và di truyền loãng xương. ông hiện là giáo sư tại viện nghiên cứu y khoa garvan, úc về vấn đề tiêm vắc xin covid-19.

Kỳ vọng của mọi người đối với vắc xin là:

Thứ nhất, bảo vệ khỏi tác nhân bệnh. điều này chỉ ý nghĩa với các tác nhân nguy hiểm, độc lực cao (nhiễm là xác suất ch*t cao) hoặc bệnh mạn tính (nhiễm là ko hết).

Thứ hai, vắc xin phải an toàn.

Do đó, nếu 1 tác nhân không có độc lực cao hoặc ko gây bệnh mạn tính thì vắc xin không còn nhiều ý nghĩa. giống như cúm mùa, có mấy ai quan tâm tiêm vắc xin phòng cúm mùa đâu. thực sự chỉ khi xuất hiện covid thì mới biết đến sự tồn tại của vắc xin cúm mùa chứ trước đó ko nghĩ là có vắc xin này.

Covid-19 không phải là tác nhân có độc lực cao và gây bệnh mạn tính. do đó, kỳ vọng thứ nhất về vắc xin covid không còn ý nghĩa. do đó, kỳ vọng thứ hai trở thành quan trọng, tức là phải an toàn. nếu không an toàn thì tiêm vắc xin nguy hiểm hơn để tự nhiên vì tiêm vắc xin là cố ý đưa nguy cơ vào cơ thể, còn để tự nhiên chưa chắc nhiễm... (tỷ lệ nhiễm hiện nay cũng ~0.1%, quá nhỏ). đến nay, chưa có loại vắc xin nào mà phát triển dưới 5 năm, chỉ có vắc xin quai bị là cá biệt 4 năm. vắc xin covid-19 được phát triển chưa tới 1 năm, rất khó để đòi hỏi độ an toàn cao.

Như vậy thì ở đây, cả 2 kỳ vọng của vắc xin covid đều không đáp ứng. tuy nhiên, vì covid độc hơn cúm mùa một chút và đặc biệt là tính lây lan của covid quá cao, làm cho xác suất người có sức khỏe nền yếu bị nhiễm cao và dễ gây Tu vong với nhóm người "yếu" này.

Thực ra, không có điều gì chỉ có tốt hoặc chỉ có xấu, cái gì cũng 2 mặt, quan trọng là trong thời điểm nào thì chấp nhận mức độ nào. vắc xin covid ở đây cũng vậy, tại thời điểm này, chấp nhận rủi ro về tính an toàn để đánh lại rủi ro về khả năng lây lan và xác suất gặp người "yếu" cao. với ai thể trạng tốt, tốt nhất cân nhắc khi tiêm vắc xin, dùng biện pháp 5k bảo vệ mình và cộng đồng là lựa chọn tối ưu hơn tiêm vắc xin.

Vắc xin có ngăn chận lây nhiễm COVID-19?

Một hiểu lầm phổ biến nhất hiện nay là cứ tiêm vắc xin xong là có thể ngăn chặn hiệu quả lây nhiễm covid-19 từ người khác. nhưng sự thật khoa học thì không hẳn vậy, vì không có vắc xin hiện hành nào có thể ngăn chặn sự lan lây của covid-19.

Thử tưởng tượng một tình huống như sau: bạn đã được tiêm vắc xin để phòng ngừa vi rút, nhưng chính bạn có khi lại là người lây truyền vi rút cho người khác. tình huống đó chưa xảy ra, nhưng về lí thuyết thì có thể xảy ra. vắc xin có hiệu quả ngăn chặn không cho phát sanh triệu chứng, nhưng vắc xin có thể không ngăn được sự lan truyền của vi rút. ngay cả bạn được tiêm vắc xin, nhưng người khác vẫn có thể lây truyền vi rút sang cơ thể bạn, vì vắc xin cũng có thể không ngăn chận được sự xâm nhập của vi rút.

Để hiểu vấn đề, tôi phải giải thích một chút. khoảng 50% (có nghiên cứu báo cáo là 40%) các bệnh nhân bị nhiễm tiêm vắc xin gây covid-19 không biểu hiện triệu chứng. những bệnh nhân không có triệu chứng này có khả năng lây lan cho người khác. đường lây lan thường qua mũi và miệng, bởi vì 'viral load' của vi rút sars-cov-2 'toạ lạc' ở mũi và miệng. điều này có nghĩa là chúng dễ lây lan sang người khác qua các hình thức như hắt hơi và hỉ mũi chẳng hạn. hai câu hỏi quan trọng đặt ra là:

Thứ nhất, nếu người bệnh (bị nhiễm) không có triệu chứng được tiêm vắc xin thì vắc xin có ngăn chặn người bệnh lây cho người khác?

Thứ hai, nếu người không bị bệnh được tiêm vắc xin, và người này bị phơi nhiễm (như tiếp xúc với người bị nhiễm vi rút) thì vắc xin có ngăn chận vi rút xâm nhập cơ thể?

Câu trả lời cho 2 câu hỏi trên là: không. bằng chứng khoa học hiện nay là vắc xin hiện hành không ngăn chận được lây nhiễm và có lẽ cũng không chặn vi rút xâm nhập cơ thể.

Điều cần phải ghi nhận là (cho đến nay) chưa có vắc xin nào có thể ngăn ngừa vi rút xâm nhập cơ thể chúng ta, hay ngăn chận sự lây lan của vi rút. có một nghiên cứu từ israel cho rằng vắc xin có thể ngăn chận vi rút, nhưng vì số lượng ít và thiết kế chưa tốt nên rất khó nói đó là do vắc xin.

Vậy hiệu quả của vắc xin hiện hành (pfizer, moderna, oxford) là gì? tất cả 3 vắc xin này chỉ có hiệu quả ngăn triệu chứng và bảo vệ (protection) chống lại tình trạng nhiễm vi rú tnặng (severe covid). nhiễm nặng có nghĩa là phải nhập viện và thở máy. các vắc xin này có hiệu quả 100% chống lại nhiễm nặng.

Tuy rằng vắc xin không ngăn chặn vi rút lây nhiễm cho người khác và không chận được vi rút, nhưng nó vẫn là giải pháp tốt nhứt hiện nay. vắc xin sẽ không làm cho dịch covid-19 biến mất một sớm một chiều, nhưng nó có thể giúp giảm gánh nặng y tế và giảm nguy cơ Tu vong cho bệnh nhân bị nhiễm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/y-nghia-viec-tiem-vac-xin-phong-covid-19-duoi-goc-do-khoa-hoc-cai-gi-cung-co-tinh-2-mat-162546.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY