Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

1 ca liên quan đến bệnh nhân siêu lây nhiễm số 34 sẽ ra viện

(MangYTe)- Nam bệnh nhân số 45 (BN45) sau khi tiếp xúc với bệnh nhân số 34 đã có 4 lần xét nghiệm âm tính với COVID-19.

Thông tin từ Bộ Y tế tối 26-3 cho biết, đến hết ngày 26-3, đã có 3 bệnh nhân mắc COVID-19 xét nghiệm âm tính 3 lần sau thời gian dài điều trị.

Trong tổng số 153 ca mắc đã có 17 trường hợp khỏi bệnh và xuất viện, 136 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại đang được theo dõi, cách ly, điều trị tại 21 cơ sở y tế trong cả nước. Đa số đều có sức khoẻ ổn định.

Hiện nay có 37 bệnh nhân đang điều trị đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-4 lần. Cụ thể, 27 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 1; 2 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 2; 4 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 3; đặc biệt có 4 bệnh nhân đã âm tính 4 lần là bệnh nhân 29, 45, 53 và 66.

Ngoài ra, 3 trong số này đã bình phục, sẽ được chuyển cơ sở điều trị trong ngày mai (27-3) để được tiếp tục theo dõi sức khoẻ là bệnh nhân số 45 (BN tiếp xúc gần với BN34 ở Bình Thuận, đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM), bệnh nhân số 53 (nam 53 tuổi, quốc tịch Cộng hoà Czech, nhập cảnh vào Việt Nam ngày 10-3 từ chuyến bay QR970 có quá cảnh tại sân bay Doha (Qatar) và bệnh nhân 66 (bệnh nhân nữ 21 tuổi, trú quận 7, TP.HCM. Ngày 14-3 bệnh nhân đi từ Mỹ (Pennsylvania - Philadenphia) tới Toronto - Canada và quá cảnh ở Đài Loan, về tới Việt Nam ngày 16-3 trên chuyến bay BR 395).

Về sức khoẻ của 3 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng đang được điều trị tích cực tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, Bộ Y tế cho biết có 1 bệnh nhân chỉ định can thiệp ECMO; 2 bệnh nhân còn lại thở ô xy. Liên tục trong những ngày qua, các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã và đang nỗ lực hội chẩn, điều trị cho các ca bệnh này.

Sáng 26-3, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, các chuyên gia đầu ngành đã tiếp tục hội chẩn trực tuyến điều trị cho các ca bệnh nặng này.


Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (bên trái) thăm các bệnh nhân đang điều trị COVID-19 tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung Ương. ẢNH: TUẤN DŨNG

Đến thời điểm này, Bộ Y tế cũng đã ghi nhận 4 nhân viên y tế gồm hai người của BV Bạch Mai và 2 người của BV Nhiệt đới Trung ương mắc COVID-19.

Cũng liên quan đến công tác điều trị dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 phiên bản lần thứ 3. Điểm đáng lưu ý của hướng dẫn mới nhất là tập trung điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về ô xy liệu pháp và đích ô xy máu. 

Đồng thời, các cơ sở khám chữa bệnh cần theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm, theo dõi tiến triển hàng ngày của XQ phổi để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/ tiến triển nặng. Bởi vì theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở Việt Nam vừa qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian này.

HÀ PHƯỢNG

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/1-ca-lien-quan-den-benh-nhan-sieu-lay-nhiem-so-34-se-ra-vien-900132.html)

Tin cùng nội dung

  • “Bệnh nhân mắc bệnh trĩ được tôi chữa trị ngoài việc uống Thu*c theo liều lượng còn phải đội lên đầu lá thầu dầu.
  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY