Khoa học hôm nay

10 công trình thời Pháp tiêu biểu tại Hà Nội

Cuối thế kỉ 19, khi đặt chân đến Hà Nội, người Pháp đã cho xây dựng loạt công trình lớn. Những công trình này được thể hiện trong tranh của thành viên nhóm ký họa đô thị Hà Nội.

Nhà hát lớn hà nội (số 1 tràng tiền): năm 1899, hội đồng thành phố hà nội đệ trình xây dựng một nhà hát nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của người pháp tại hà nội. công trình khởi công ngày 7/6/1901 và hoàn thành vào năm 1911, do hai kiến trúc sư là harlay và broyer thiết kế, trong quá trình thi công có sự tham gia của kiến trúc sư lagisquet. đây là công trình biểu diễn lớn nhất khu vực đông nam á lúc bấy giờ và sau này luôn là trung tâm biểu diễn và văn hóa. không chỉ còn có giá trị về mặt thẩm mỹ và kiến trúc, nó còn giá trị lịch sử đối với nhà nước việt nam vì đây là nơi diễn ra cuộc họp đầu tiên của quốc hội nhà nước việt nam dân chủ cộng hòa. tranh: phạm anh quân.

Phủ Chủ tịch (số 2 Hùng Vương): Công trình khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1906, do kiến trúc sư Auguste Henri Vildieu và Charles Lichtenfelder thiết kế. Công trình đươc tôn cao bởi các bậc thang vượt qua tầng bán hầm tạo vẻ uy nghi, bề thế. Với phong cách kiến trúc Tân cổ điển, không sử dụng mái mang-sa, các chi tiết trang trí đơn giản. Tranh: Bùi Mạnh Hà.


Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (số 1 Phạm Ngũ Lão): Công trình trước đây mang tên Viện Viễn Đông Bác cổ hay Bảo tàng Louis Finot, khởi công năm 1925 và hoàn thành năm 1932, do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế. Đây là công trình mang phong cách Đông Dương đầu tiên do Ernest Hébrard khởi xướng. Ông đã cố gắng tìm tòi các chi tiết kiến trúc gỗ truyền thống như mái, con sơn đỡ diềm mái và các ô văng cửa sổ. Đây là sự tìm tòi có giá trị, kết hợp giữa phong cách châu Âu và Á Đông. Tranh: Phạm Thanh Sơn.

Ga Hàng Cỏ (Ga Hà Nội - số 120 Lê Duẩn): Tháng 6/1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer chấp nhận dự án xây dựng ga đường sắt tại Hà Nội do kiến trúc sư Boreil và Vildieu thiết kế. Công trình khởi công xây dựng năm 1899 và hoàn thành vào năm 1902. Công trình mang đậm nét kiến trúc của châu Âu, ban đầu chỉ là dãy nhà chính trông ra đầu phố Trần Hưng Đạo, kinh phí do chính phủ Pháp kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn. Đây là ga trung tâm của Hà Nội, từ đây tới Vân Nam qua Lào Cai hay qua Lạng Sơn tới Bằng Tường (Trung Quốc), đi Hải Phòng và tuyến Bắc Nam vào tới Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1972, bom Mỹ phá sập phần chính của ngôi nhà. Tranh: Trần Thị Thanh Thủy.

Nhà thờ Lớn Hà Nội (số 40 Nhà Chung): Nhà thờ được hoàn thành 1883, do linh mục Puginier chỉ đạo xây dựng theo mẫu hình từ châu Âu. Nhà thờ Lớn là nhà thờ có hai tháp chuông kiểu Gothic duy nhất ở Hà Nội, có thể xem như mẫu hình thu nhỏ của nhà thờ ở Paris. Tranh: Hoàng Phong (trái), Sutien Lokulprakit (phải).

Bộ Ngoại giao (số 1 Tôn Thất Đàm): Công trình này trước đây là Sở Tài chính Đông Dương, do Ernest Hébrard thiết kế, khởi công năm 1925 và tới năm 1928 thì hoàn thành. Công trình có phong cách Đông Dương, một số chi tiết mang tính bản địa kết hợp với phong cách châu Âu như hệ mái hắt trên các khung cửa. Từ khi trở thành trụ sở Bộ Ngoại giao của nhà nước Việt Nam, nơi đây đã chứng kiến nhiều cuộc họp đưa ra các quyết định có tính lịch sử về đường lối ngoại giao qua nhiều giai đoạn phát triển của Việt Nam. Tranh: Vương Long.

Nhà khách Chính phủ (trước đây là Bắc Bộ Phủ - số 12 Ngô Quyền): Hoàn thành năm 1911, do kiến trúc sư Auguste Henri Vildeu thiết kế, trước đây là Dinh Thống đốc Bắc Kỳ. Hiện nay công trình được sử dụng làm nhà khách của chính phủ. Công trình mang phong cách Tân cổ điển châu Âu, bố cục hình khối đơn giản, các trang trí cột được cách tân nhưng vẫn đạt hiệu quả thẩm mỹ. Công trình tạo được sự bề thế, sang trọng, đặc biệt với mái khu sảnh bằng kim loại ít được sử dụng trong thời kỳ đó. Tranh: Nguyễn Hoàng Lâm.

Đại học Tổng hợp Hà Nội (số 19 Lê Thánh Tông): Công trình trước đây là Đại học Đông Dương, được đưa vào sử dụng năm 1926, do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế, mang phong cách Đông Dương. Sự tìm tòi của Ernest Hébrard thể hiện ở việc kết hợp phong cách Tân cổ điển châu Âu với đặc điểm kiến trúc phù hợp khí hậu bản địa, tạo các mái vẩy trên ô cửa, rất hữu hiệu trong việc che mưa nắng vùng nhiệt đới. Gian chính có lối vào hoành tráng với các mô típ trang trí dùng họa tiết Á Đông. Tranh: Phạm Anh Quân.

Bưu điện Bờ Hồ (số 1 Lê Thạch): Đây là một trong những công trình công cộng thuộc loại đầu tiên người Pháp xây dựng tại Hà Nội, và tới nay nó vẫn được sử dụng với chức năng ban đầu. Công trình này do kiến trúc sư Auguste Henri Vildeu thiết kế, được đưa vào sử dụng năm 1896. Bưu điện Bờ Hồ nằm trong khu vực hành chính đầu tiên của Hà Nội và mang phong cách Cổ điển châu Âu với cách phân chia các tầng và mái mang-sa. Kiến trúc sư thiết kế thêm hàng hiên để phù hợp với khí hậu địa phương. Tranh: Trần Thị Thanh Thủy.

Cầu Long Biên: Cây cầu được khởi công xây dựng năm 1898 và hoàn thành năm 1902 nên có người gọi đây là cây cầu nối hai thế kỷ. Cầu do hai nhà thầu Daydé và Pille thi công. Kết cấu thép của cầu có độ dài gần 2 km, là cây cầu lớn nhất bắc qua sông Hồng lúc đó và cũng là cây cầu lớn nhất Đông Dương. Cầu được tổ chức đường sắt ở giữa, hai bên dành cho xe cộ, sau này làm thêm vỉa hè cho người đi bộ. Có thêm một điểm độc đáo nữa là chiều đi ngược với bình thường. Năm 1972, cầu bị bom Mỹ phá hỏng một số nhịp nên hình dáng bây giờ không còn nguyên vẹn như thuở ban đầu. Tranh: Sutien Lokulprakit

Theo Zing

Link bài gốc Lấy link

https://zingnews.vn/10-cong-trinh-thoi-phap-tieu-bieu-tai-ha-noi-post1142237.html

Theo Zing

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/10-cong-trinh-thoi-phap-tieu-bieu-tai-ha-noi/20201127095449613)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY