Ẩm thực hôm nay

10 đặc sản Việt Nam được đề xuất kỷ lục châu Á

Tổ chức kỷ lục Việt Nam (Vietkings) cho biết vừa hoàn tất hồ sơ và gửi đến Tổ chức kỷ lục châu Á đề nghị xác lập kỷ lục châu Á 10 món ăn đặc sản, đặc sản thiên nhiên và đặc sản quà tặng của Việt Nam.

63 món ăn xếp thành bản đồ ẩm thực xác lập kỷ lục Việt Nam

Việt Nam xuất sắc giành 2 huy chương vàng tại Giải vô địch Jujitsu châu Á 2022

Những món ăn đặc sản, đặc sản thiên nhiên và đặc sản quà tặng được đề cử xác lập kỷ lục châu Á (Ảnh: Vietkings)

Tổ chức kỷ lục việt nam – vietkings vừa tiếp tục đề cử các món ăn đặc sản, đặc sản thiên nhiên, đặc sản quà tặng nổi tiếng của việt nam theo bộ tiêu chí xác lập “giá trị ẩm thực châu á” đến tổ chức kỷ lục châu á lần iii.

Trong những năm vừa qua, Ẩm thực Việt Nam dù là những món dân dã hay cầu kỳ đều có một sức hút mạnh mẽ đối với thực khách trong và ngoài nước. Các món ăn, đặc sản Việt Nam thường xuyên xuất hiện trên các bảng xếp hạng ẩm thực của các tổ chức uy tín cũng như nhận được những lời khen ngợi từ các đầu bếp hàng đầu Thế giới.

Trong 55 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á, Việt Nam được xem là một trong những nước có nền ẩm thực độc đáo và đa dạng. Ẩm thực Việt Nam không chỉ có hương vị thơm ngon, tươi mới, cùng cách chế biến đa dạng mà còn cân bằng tuyệt đối về dinh dưỡng và đặc biệt tốt cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, ẩm thực Việt Nam ngày càng được bạn bè thế giới yêu mến, trở thành là một trong những điểm nhấn du lịch tuyệt vời trên hành trình trải nghiệm của du khách trong và ngoài nước.

Dự kiến, kết quả sẽ được tổ chức kỷ lục châu á xét duyệt và công bố vào cuối năm 2022.

Với mong muốn tiếp tục quảng bá ẩm thực và các đặc sản việt nam ra thế giới, tổ chức kỷ lục việt nam (vietkings) vừa đề cử 5 món ăn đặc sản, 2 đặc sản thiên nhiên và 3 đặc sản quà tặng nổi tiếng đến tổ chức kỷ lục châu á (giai đoạn từ 2021 đến 2022) gồm có:

- 5 món ăn đặc sản nổi tiếng: Bánh canh Nam Phổ (Thừa Thiên Huế), bánh mì Hội An (Quảng Nam), gỏi sầu đâu (An Giang), gỏi cá trích Phú Quốc (Kiên Giang) và lẩu mắm U Minh (Cà Mau).

- 2 đặc sản thiên nhiên nổi tiếng: Vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang) và vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang).

- 3 đặc sản quà tặng nổi tiếng: Yến sào Khánh Hòa (Khánh Hòa), tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi) và rượu sim Phú Quốc (Kiên Giang).

5 món ăn đặc sản nổi tiếng được đề cử xác lập kỷ lục châu á - ảnh: vietkings

Đại diện tổ chức kỷ lục việt nam cho biết dự kiến tổ chức kỷ lục châu á sẽ xét duyệt và công bố kết quả các đề cử này vào cuối năm 2022. hiện vietkings cũng đang hoàn thiện các hồ sơ đề cử kỷ lục thế giới ở nhiều hạng mục khác.

3 đặc sản quà tặng nổi tiếng - Ảnh: Vietkings

Trước đó, việt nam có 22 món ăn, 8 đặc sản quà tặng nổi tiếng được tổ chức kỷ lục châu á ghi nhận trong năm 2012 và 2013.

Theo đó, năm 2012, việt nam có 12 món ăn được xác lập kỷ lục châu á bao gồm: phở hà nội, bún chả hà nội, bún thang hà nội (hà nội); bánh đa cua hải phòng (hải phòng); cơm cháy ninh bình (ninh bình); cháo lươn nghệ an (nghệ an); phở khô gia lai (gia lai); bánh khọt vũng tàu (bà rịa - vũng tàu); gỏi cuốn sài gòn, cơm tấm sài gòn (tp.hcm); bún bò huế (thừa thiên huế); mì quảng (quảng nam).

Năm 2013 có 10 món ăn đặc sản và 8 đặc sản quà tặng được xác lập kỷ lục châu á gồm:

10 món ăn đặc sản gồm: Chả cá Lã Vọng (Hà Nội), gỏi lá Kon Tum (Kon Tum), bún cá rô đồng (Hải Dương), bánh bèo bì Bình Dương (Bình Dương), chả mực Hạ Long (Quảng Ninh), bún suông (Trà Vinh), cao lầu Hội An (Quảng Nam), hủ tiếu Mỹ Tho (Tiền Giang), bánh canh chả cá Quy Nhơn (Bình Định) và bún cá Châu Đốc (An Giang).

8 đặc sản quà tặng gồm: Bánh đậu xanh (Hải Dương), cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), chè Thái Nguyên (Thái Nguyên), bánh tráng phơi sương Trảng Bàng (Tây Ninh), quế Trà Bồng (Quảng Ngãi), bánh phồng sữa dừa (Bến Tre), sâm Ngọc Linh (Kon Tum) và tiêu Phú Quốc (Kiên Giang).

1. Bánh canh Nam Phổ (Thừa Thiên Huế): Nguyên liệu không cầu kỳ với sợi bánh canh, tôm, cua chả... nhưng lại rất tỉ mỉ, công phu trong quá trình chế biến. Bột bánh canh hấp cách thủy cho sánh rồi mới nặn sợi vào nước sôi để luộc. Nước dùng nấu bánh canh Nam Phổ là nước luộc tôm, cua tươi, hầm xương nên luôn có vị ngọt tự nhiên. Nhân bánh canh được chế biến từ thịt ba chỉ và tôm.

2. Bánh mì Hội An (Quảng Nam): Bánh mì Hội An đa dạng các loại nhân như: bánh mì kẹp thịt, bánh mì patê, bánh mì gà, bánh mì xá xíu… Độ nóng giòn của vỏ bánh cùng vị béo ngậy, thơm thơm của các loại nhân khiến du khách trong và ngoài nước thích thú món đặc sản này.

3. Gỏi sầu đâu (An Giang): Nguyên liệu để làm món gỏi này gồm lá và hoa của cây sầu đâu, thịt ba rọi, khô cá sặc hoặc khô cá lóc, dưa leo, xoài sống, thơm (dứa), nước mắm, me vắt, tỏi, ớt... Khi mới ăn, đầu lưỡi có cảm giác đăng đắng nhưng khi nhai thật kỹ nuốt vào thì lại có cảm giác ngọt thanh.

4. Gỏi cá trích Phú Quốc (Kiên Giang): Gỏi cá trích tưởng đơn giản nhưng được chế biến kỳ công. Người nấu phải lựa cá còn tươi, để phần thịt thơm, béo ngọt, ít tanh, đánh sạch vảy, bỏ ruột, đầu, vây, đuôi, lóc bỏ xương, lấy phần thịt hai bên. Nguyên liệu ăn kèm gồm có hành tây thái mỏng, cà rốt thái sợi, dừa nạo, thêm tỏi băm phi vàng và ngò rí...

Điểm đặc biệt của gỏi cá trích là phần nước sốt không làm từ nước cốt chanh mà được trộn giấm nuôi bằng trái ổi chín, nêm thêm ít muối và đường để món ăn mang hương vị chua thanh và có mùi thơm dịu.

5. Lẩu mắm U Minh (Cà Mau): Nước lẩu được nấu từ mắm cá sặc bướm rất thơm và dậy mùi. Lẩu mắm U Minh nhất định phải được nấu với cá đồng. Ngon nhất là lươn, cá rô mề, cá lóc to hoặc cá trê trắng. Ngoài cá ra, lẩu mắm có thêm thịt cua đồng, ốc lác, thịt ba rọi,…

Điều thú vị nhất khi ăn món lẩu mắm là được ăn kèm nhiều loại rau đồng.

6. Vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang) được mệnh danh là "nữ hoàng" của xứ sở trái cây đất Tiền Giang. Vỏ vú sữa Lò Rèn có màu xanh lục nhạt. Khi chín vỏ chuyển sang màu hơi tím tía hoặc nâu tía ánh lục. Thịt có mùi thơm dịu, vị ngọt thanh mát.

7. Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang). Khi chín, vải có màu đỏ tươi, hạt nhỏ, cùi dày, ngọt sắc và giàu chất dinh dưỡng. Quả vải nơi đây to hơn và có hương vị đặc trưng khác hẳn vải thiều ở những vùng đất khác.

Vải thiều Lục Ngạn còn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như trà vải, thạch vải, kem vải, các món ăn như salad tôm vải, gà nấu vải, chè vải hạt sen…

8. Yến sào Khánh Hòa: Yến sào Khánh Hòa chiếm 70% tổng sản lượng yến sào của cả nước.

Yến sào có nhiều loại như: yến huyết có màu đỏ là loại bổ và quý; yến bã trầu màu hồng; yến quang màu trắng; yến thiên màu xanh hay vàng; yến địa màu xám hay xanh ớt; yến bài (tổ làm dở dang)… Yến sào có thể nấu nhiều món ăn.

9. Tỏi Lý Sơn được trồng ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), có hương vị đặc biệt, có vị cay dịu, không cay nồng như tỏi khác. Tép tỏi nhỏ nhưng chắc, không chỉ là một loại gia vị hảo hạng mà còn là một vị Thu*c quý.

10. Rượu sim Phú Quốc được lên men tự nhiên từ trái sim rừng và đường cát trắng. Rượu có vị rất đặc trưng: thơm nồng, chát và ngọt vị thanh.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu Á - châu Phi tiếp tục tăng

Juliet Victor-Hãng sản xuất rượu vang Tokaj trứ danh của Hungary thâm nhập Châu Á qua Singapore

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/10-dac-san-viet-nam-duoc-de-xuat-ky-luc-chau-a-167881.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY