Trong thời gian tới, thế giới sẽ đón làn sóng phá giá các đồng tiền khi các quốc gia ứng phó với sự mất giá của đồng Nhân dân tệ...
Cú phá giá
đồng tiền">
đồng tiền đầy bất ngờ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) ngày 11/8 đã đẩy
đồng tiền của một loạt nền
kinh tế mới nổi lao dốc trong những ngày qua.
Cùng với đó, giá hàng hóa cơ bản giảm sâu và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sắp sửa nâng lãi suất đồng USD cũng khiến sức ép mất giá đối với các
đồng tiền">
đồng tiền này càng trở nên căng thẳng.'
Hôm qua (20/8), Kazakhstan tuyên bố thả nổi tỷ giá đồng nội tệ, và đồng Tenge của nước này có ngày mất giá kỷ lục 25%.
Giới phân tích cho rằng, trong thời gian tới, thế giới sẽ đón làn sóng phá giá các
đồng tiền khi các quốc gia ứng phó với sự mất giá của đồng Nhân dân tệ nhằm bảo vệ khả năng cạnh tranh cho lĩnh vực xuất khẩu của mình.
đồng tiền chịu rủi ro lớn nhất, theo hãng tin Bloomberg:
* Đồng Riyal của Saudi Arabia: Với dự trữ ngoại hối 672 tỷ USD, Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, có đủ khả năng để giữ neo tỷ giá - ngân hàng Deutsche Bank đánh giá. Tuy vậy, giới đầu cơ đang đặt cược vào khả năng Riyadh tháo neo tỷ giá dưới sức ép của giá dầu giảm xuống mức thấp nhất 7 năm. Tỷ giá kỳ hạn đồng Riyal hiện nay cho thấy
đồng tiền này có khả năng mất giá 1% trong vòng 12 tháng tới.
* Đồng Manat của Turkmenistan: Quốc gia xuất khẩu dầu có quan hệ kinh tế gần gũi với Nga này đã phá giá
đồng tiền">
đồng tiền 19% trong tháng 1 năm nay. Công ty SEB AB có trụ sở ở Stockholm, Thụy Điển dự báo tỷ giá đồng Manat còn mất giá thêm tới 20% trong vòng 6 tháng tới.
* Đồng Somoni của Tajikistan: Tajikistan có quan hệ
kinh tế chặt chẽ với Kazakhstan, quốc gia vừa thả nổi tỷ giá. SEB dự báo đồng Somini sẽ mất giá từ 10-20% trong 6 tháng tới.
* Đồng Dram của Armenia: đồng tiền này đã mất giá 15% trong 12 tháng qua, so với mức sụt giá 46% của đồng Ruble của Nga - quốc gia chiếm 1/4 kim ngạch thương mại của Armenia.
* Đồng Som của Kyrgyzstan: Đồng Tenge của Kazakhstan mất giá mạnh được dự báo sẽ gây sức ép cho đồng của Kyrgyzstan, vì giữa hai quốc gia này có quan hệ kinh tế mật thiết.
* Đồng Pound của Ai Cập: Nước này đã hạn chế khả năng tiếp cận của các nhà đầu tư nước ngoài với ngoại tệ do tình trạng thiếu ngoại tệ kể từ phong trào biểu tình mùa xuân Arab hồi năm 2011. Các nhà giao dịch tin rằng đồng Pound của Ai Cập sẽ mất giá 22% trong vòng 1 năm tới.
* Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ: Đây là một trong những
đồng tiền mất giá mạnh nhất thế giới kể từ khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ hôm 11/8. Bạo lực chính trị leo thang và khả năng tổ chức bầu cử sớm ở Thỗ Nhĩ Kỳ khiến sức ép mất giá đối với đồng Lira càng thêm lớn.
* Đồng Naira của Nigeria: Các nhà hoạch định chính sách ở quốc gia xuất khẩu dầu lửa này đang cố gắng giữ tỷ giá ở mức mà hầu hết các chuyên gia cho là quá cao. Tỷ giá kỳ hạn cho thấy khả năng đồng Naira sẽ mất giá hơn 20% so với đồng USD trong vòng 1 năm tới.
* Đồng Cedi của Ghana: Ghana cũng là một nước xuất khẩu dầu, nhưng vấn đề chính của nước này chủ yếu nằm ở mất cân đối tài khóa, lạm phát tăng cao và nợ nần gia tăng.
* Đồng Kwacha của Zambia: Nước này chịu rủi ro tỷ giá lớn từ việc đồng Nhân dân tệ bị phá giá, bởi Trung Quốc chiếm khoảng 70% kim ngạch của Zambia.
* Đồng Ringgit của Malaysia: Hôm qua (20/8), đồng Ringgit của Malaysia giảm giá xuống mức thấp nhất trong 17 năm và dự trữ ngoại hối của nước này cũng lần đầu tiên xuống dưới mức 100 tỷ USD kể từ năm 2010.