Khoa học hôm nay

10 thiên tai tốn kém nhất năm 2020 liên quan đến hiện tượng trái đất nóng lên

MangYTe - Mười thiên tai tốn kém nhất trên toàn cầu năm 2020, với tiền bồi thường bảo hiểm sơ sơ trị giá 150 tỉ USD phản ánh tác động lâu dài của tình trạng trái đất nóng lên. Trong các thiên tai này có bão lũ tháng 10-11 ở châu Á.

Xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh bị chia cắt do nước lũ - Ảnh: DOÃN HÒA

Đây là thông tin có trong báo cáo có tên "Tính thiệt hại của năm 2020" Count the cost of 2020: a year of climate breakdown" vừa công bố ngày 28-11 do Tổ chức phi chính phủ Christian Aid thực hiện.

Theo báo cáo này, từ cháy rừng mất kiểm soát tại úc đầu năm nay đến lũ lụt ở châu á, châu phi hay bão ở châu âu và châu mỹ, biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục hoành hành vào năm 2020.

Chi phí thực sự của các thảm họa do khí hậu trên thực tế cao gấp nhiều lần thống kê vì hầu hết các thiệt hại không được bảo hiểm. Cụ thể, chỉ 4% thiệt hại kinh tế do các tác động cực đoan của khí hậu ở các nước thu nhập thấp được bảo hiểm, trong khi đó tỉ lệ này ở các nền kinh tế có thu nhập cao là 60%.

Những thiên tai trong năm qua đã làm 3.500 người ch*t và khiến hơn 13,5 triệu người phải di cư, sơ tán.

Mặc dù thiên tai đã xuất hiện từ rất lâu trước khi các nhà khoa học biết đến vấn đề trái đất nóng lên và những ảnh hưởng nó gây ra, nhưng nhiệt độ bề mặt trên trái đất ấm lên đã khuếch đại tác động của thiên tai.

Dưới ảnh hưởng này, những trận siêu bão hay cuồng phong và lốc xoáy có thể mạnh hơn, kéo dài lâu hơn, mang theo nhiều nước hơn và đi xa hơn phạm vi lịch sử của chúng.

5 trong số những sự kiện thời tiết cực đoan gây tốn kém nhất trong năm 2020 có liên quan đến mùa mưa bất thường năm nay ở châu á. các vụ cháy rừng trên diện tích lớn ở california, úc và vùng nội địa siberia của nga, nằm phần lớn trong vòng bắc cực, cũng góp phần phản ánh một thế giới ấm hơn và thiên tại dự báo sẽ trở nên tồi tệ hơn khi nhiệt độ tăng lên.

Bề mặt hành tinh chúng ta đã tăng lên ít nhất là 1,1 độ C so với thời điểm cuối thế kỷ 19, thời kỳ tiền công nghiệp. Do đó năm 2015, Thỏa thuận Paris đã kêu gọi các nước cùng nỗ lực và hành động tập thể để kiềm chế tốc độ tăng này xuống dưới 2 độ C, lý tưởng hơn là 1,5 độ C vào cuối thế kỷ 21.

HỒNG VÂN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/10-thien-tai-ton-kem-nhat-nam-2020-lien-quan-den-hien-tuong-trai-dat-nong-len-20201228070600442.htm)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học Mỹ đề xuất ý tưởng sử dụng 10 triệu máy bơm khổng lồ, mang nước biển bên dưới lớp băng lên trên bề mặt nhằm làm tăng độ dày băng Bắc Cực.
  • Các nhà khoa học ở Nhật Bản phát hiện một lõi băng 720.000 năm tuổi có thể dự báo những thay đổi chi tiết của tình hình khí hậu trên Trái Đất trong hàng trăm nghìn năm tới.
  • Ngọn lửa được cho là do người dân hóa vàng trên núi bất cẩn để lửa lan vào đám cỏ khô, sau đó theo gió lan nhanh khiến 3 ha rừng bị đốt cháy.
  • Quá trình biến đổi khí hậu, suy thoái sinh thái và áp lực dân số đã góp phần làm cho các bệnh truyền nhiễm có thể truyền từ động vật
  • Biến đổi khí hậu đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi quốc gia và sự sống trên trái đất, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Trước thực trạng này Cục Quản lý môi trường y tế đã tổ chức hội thảo “Biến đổi khí hậu và sức khỏe môi trường trong thời kỳ hội nhập”. Và những con số khảo sát được công bố tại hội thảo thực sự đáng báo động.
  • Trong khi bão, lũ xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản ch*t bệnh,
  • Khoang cứu hộ thiên tai hay viên nang cứu hộ (The Survival Capsule), gọi tắt là TSC giúp con người trú ẩn khi có thảm họa xảy ra như động đất, bão lụt, sóng thần hay các sự cố nguy hiểm khác.
  • Quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu, thiếu vốn... là các nguyên nhân khiến công tác chống ngập tại TP HCM chưa hiệu quả.
  • Hiện nay số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng trên cả nước. Dù số mắc lẫn Tu vong giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng các chuyên gia vẫn lo ngại dịch bùng phát vào tháng 8.
  • Khi sơ cứu nạn nhân sạt lở đất, cần chú ý đến triệu chứng khó thở nặng, hô hấp đảo chiều, thiếu oxy phát triển
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY