Da đẹp hôm nay

10 thói quen chăm sóc da khiến mặt bạn bị mụn nghiêm trọng hơn

Bên cạnh những yếu tố thông thường như: nội tiết tố, dị ứng da thì mụn trứng cá còn đến từ các thói quen tưởng chừng như vô hại trong cuộc sống hàng ngày

Dưới đây là những thói quen chăm sóc da bạn nên từ bỏ nếu không muốn mụn nghiêm trọng hơn:

1. Thử một phương pháp điều trị mụn mới mỗi tuần hoặc lâu hơn

Việc thay đổi liên tục các sản phẩm chăm sóc có thể gây kích ứng da và gây ra mụn. thay vào đó, bạn hãy dành thời gian để sản phẩm điều trị mụn trứng cá có hiệu quả.

Bạn nên để sử dụng một sản phẩm trong 6 - 8 tuần để theo dõi tác dụng của sản phẩm đó. Nếu sau đó bạn không thấy bất kỳ cải thiện nào, bạn có thể thử một sản phẩm khác.

2. Lười uống nước

Uống đủ nước trong ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, tạo cảm giác sảng khoái, tỉnh táo và hỗ trợ cải thiện làn da sáng bóng, khỏe mạnh, ngăn chặn tình trạng mụn trứng cá xuất hiện.

Cơ thể thiếu nước có thể dẫn đến rối loạn chức năng ruột - nguyên nhân hàng đầu khiến các độc tố bị ứ đọng, gây ra mụn trứng cá. Do vậy, cần bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để giảm mụn trứng cá.

3. Dùng chung dụng cụ trang điểm

Mụn trứng cá không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng khi bạn dùng chung phấn trang điểm hoặc dụng cụ trang điểm thì vi khuẩn gây mụn, dầu và tế bào da ch*t trên da người khác có thể xuất hiện trong lớp trang điểm của bạn.

Khi đó, vi khuẩn, dầu và tế bào da ch*t có thể truyền sang da bạn. Những thứ này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn, dẫn đến mụn trứng cá.

4. Không tẩy trang sạch trước khi đi ngủ

Việc trang điểm không gây mụn nhưng sau một thời gian, mặt của bạn đã bị nhiều bụi bẩn bám nên nếu đi ngủ mà chưa tẩy trang thì nó có thể gây mụn. Vì vậy, hãy luôn tẩy trang trước khi đi ngủ.

5. Rửa mặt quá nhiều

Tẩy sạch bã nhờn, lớp trang điểm và bụi bẩn rất quan trọng để giảm phát sinh mụn mới.

Tuy nhiên, nếu vệ sinh mặt quá thường xuyên, với tần suất dày đặc mỗi ngày sẽ làm da mất cân bằng độ pH khiến cho da trở nên khô và nhạy cảm hơn, từ đó tạo điều kiện cho mụn bùng phát khó kiểm soát.

Bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần/ngày, khi bạn thức dậy và trước khi đi ngủ.

6. Không vệ sinh đồ trang điểm

Đây là một trong những thói quen xấu gây mụn mà rất nhiều người thường hay bỏ qua. đồ trang điểm không làm sạch cẩn thận hoàn toàn có thể gây ra mụn.

Nguyên nhân là do mỹ phẩm còn sót lại trên đó cùng với mồ hôi, da ch*t sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, xâm nhập và gây mụn trên da trong những lần sử dụng tiếp theo.

Vì thế, hãy vệ sinh đồ trang điểm thường xuyên hơn.

7. Tẩy tế bào ch*t

Để loại bỏ mụn trứng cá, bạn có thể luôn muốn làm sạch da. Tuy nhiên, tẩy tế bào ch*t có thể gây kích ứng cho da, khiến mụn trứng cá bùng phát.

Bạn không nên tẩy da ch*t khi bị mụn. Đồng thời, bạn nên sử dụng một loại sữa rửa mặt nhẹ, không gây mụn.

Thoa nhẹ sữa rửa mặt bằng đầu ngón tay, sử dụng chuyển động tròn. Nhẹ nhàng rửa sạch bằng nước ấm, chỉ sử dụng ngón tay của bạn. Sau đó lau khô mặt nhẹ nhàng bằng khăn sạch.

8. Nặn mụn

Khi bạn nặn mụn, bạn có khả năng đẩy mủ, tế bào da ch*t hoặc vi khuẩn vào sâu trong da bạn. điều này có thể khiến tăng viêm và gây ra mụn trứng cá nghiêm trọng hơn.

9. Thường xuyên sờ tay lên mặt

Vùng da mặt là vùng cực kỳ nhạy cảm khi xuất hiện mụn thường khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Thế nhưng, bạn tuyệt đối không nên sờ tay trực tiếp lên các nốt mụn.

Bởi bàn tay hàng ngày tiếp xúc với rất nhiều đồ vật khác nhau và chính thói quen sờ tay lên mặt sẽ chỉ khiến vi khuẩn có cơ hội bám lại trên bề mặt da, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mọc mụn trứng cá nhiều hơn.

10. Không che chắn khi ra đường

Với tình trạng khói bụi, ô nhiễm thường gặp trên đường như hiện nay thì bạn cần chú trọng đến việc bảo vệ khuôn mặt trước khi ra đường.

Bởi đây cũng chính là nguyên nhân tác động trực tiếp lên da mặt, gây bít tắc lỗ chân lông, tăng nguy cơ lão hóa da sớm và nổi mụn trứng cá.

Do đó cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, nên mặc quần áo chống nắng và hãy luôn luôn sử dụng kem chống nắng với SPF 30 hoặc cao hơn ít nhất 20 phút trước khi ra đường.

Theo Ngọc Diệp/Gia Đình Mới

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-da-56/10-thoi-quen-cham-soc-da-khien-mat-ban-bi-mun-nghiem-trong-hon-346628)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY