Tin y tế hôm nay

Tin y tế

3 chìa khóa giúp trẻ phát triển tối ưu trong 10 năm vàng

Chế độ dinh dưỡng cân đối, cung cấp đủ năng lượng và vận động hợp lý… sẽ giúp trẻ phát triển tối ưu trong giai đoạn 5 - 15 tuổi, theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp.

Dưới đây là những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa ii đỗ thị ngọc diệp, phó chủ tịch hội dinh dưỡng việt nam về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng, năng lượng và vận động đối với sự phát triển của trẻ trong lứa tuổi học đường, nhân sự kiện thương hiệu nestlé milo khởi động dự án cộng đồng "10 năm vàng, đừng lỡ làng".

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam. Ảnh: NVCC.

Thưa bác sĩ, tại sao khoảng thời gian 5 - 15 tuổi lại được gọi là giai đoạn vàng của trẻ?

Đây là 10 năm trẻ có sự phát triển vượt bậc về thể chất, chuyển hóa, miễn dịch. Trong thời gian này, mỗi năm cân nặng của trẻ tăng từ 2,5 - 5 kg và chiều cao tăng trung bình từ 5 - 10 cm. Mật độ xương tích lũy nhanh gấp 4 lần so với giai đoạn trước và đạt khoảng 60% mật độ xương lúc trưởng thành. Khối cơ tăng trưởng và đạt 40 - 60% khối cơ lúc trưởng thành. Trọng lượng não bộ của trẻ em tiếp tục phát triển nhanh và lúc 6 tuổi đã đạt 100% khối lượng não bộ người trưởng thành. Hệ miễn dịch của trẻ phát triển rất nhanh trong giai đoạn từ 5 - 15 tuổi nên càng lớn trẻ càng ít mắc các bệnh nhiễm trùng như lúc còn bé. Đến 15 tuổi, gần như toàn bộ các tế bào của các cơ quan miễn dịch đã được hoàn thiện và cha mẹ sẽ còn ít cơ hội để hoàn thiện về mặt vật chất cho hệ miễn dịch. Các cơ quan Sinh d*c và nội tiết tố Sinh d*c cũng bắt đầu "thức dậy" trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Những phát triển nhanh về nhận thức, quá trình định hình bản thân, phát triển tính tự lập, hình thành và xây dựng thói quen, hành vi của cá nhân cũng diễn ra trong giai đoạn này.

Nếu không tập trung chăm sóc dinh dưỡng và năng lượng trong giai đoạn 10 năm vàng, bố mẹ sẽ bỏ lỡ cơ hội giúp trẻ phát triển tối ưu tầm vóc, trí tuệ, miễn dịch và nội tiết.

Trong quá trình làm việc, bác sĩ thấy phụ huynh hiểu thế nào về giai đoạn 10 năm phát triển vàng?

Thực tế vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế về kiến thức, đặc biệt là thực hành về dinh dưỡng và vận động cho trẻ ở giai đoạn từ 5 - 15 tuổi. Nhiều bậc phụ huynh rất tập trung nuôi dưỡng khi trẻ còn tuổi mẫu giáo, nhưng khi trẻ vào lớp 1 thì đặt trọng tâm vào việc học và bắt đầu lơi lỏng chăm sóc dinh dưỡng vì cho rằng trẻ đã có thể chủ động trong ăn uống. Một số cha mẹ vẫn suy nghĩ đơn giản theo 2 chiều hướng "phải cho ăn thật nhiều để có sức học", "cho ăn bất cứ những gì trẻ muốn" hoặc "có đầu có đuôi, nuôi lâu cũng lớn", "tới lúc dậy thì mới cần ăn nhiều để lớn". Đây là những nhận thức chưa đúng đắn.

Trong giai đoạn vàng 5 - 15 tuổi, trẻ có sự tăng trưởng vượt bậc về khối cơ, mật độ xương, chiều cao, não bộ và hệ miễn dịch. Ảnh minh họa: Nestlé MILO.

nhận thức của phụ huynh về giai đoạn 10 năm vàng liên quan như thế nào đối với hiện trạng suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì của trẻ em việt nam hiện nay?

Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn "gánh nặng kép về dinh dưỡng", nghĩa là cùng lúc tồn tại cả suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì. Cần lưu ý thuật ngữ suy dinh dưỡng bao gồm suy dinh dưỡng các thể nhẹ cân, thấp còi và còi cọc cùng với thiếu vi chất dinh dưỡng cũng như thừa cân béo phì. Các nguyên nhân chính của suy dinh dưỡng là thiếu kiến thức, thực hành không đúng, một số bệnh lý và hạn chế trong cung cấp dịch vụ chăm sóc cũng như điều kiện để thực hành dinh dưỡng cho trẻ em.

Nhận thức hạn chế sẽ dẫn tới thực hành chưa tốt, từ đó tác động đến tăng nguy cơ suy dinh dưỡng cho trẻ và làm gia tăng tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng tại Việt Nam. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa nhận thức, kiến thức của cha mẹ và suy dinh dưỡng ở trẻ.

Vai trò của dinh dưỡng, năng lượng và vận động với sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ trong giai đoạn vàng thể hiện như thế nào?

Năng lượng và các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự tăng trưởng, chuyển hóa chất và các hoạt động thể lực. Cơ thể trẻ tăng trưởng liên tục nên cần cung cấp các chất dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tăng sức đề kháng, hệ thống miễn dịch, phòng ngừa một số bệnh lý có liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa. Nếu không được cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, trẻ không thể đạt được sự tăng trưởng tối ưu về thể chất và trí tuệ, gây suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, giảm IQ và ảnh hưởng xấu đến phát triển cảm xúc.

Nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của trẻ trong giai đoạn 5 - 15 tuổi cao hơn nhiều so với nhóm tuổi nhỏ hơn. Nhu cầu dinh dưỡng bao gồm năng lượng và các chất dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin, các chất khoáng, chất xơ, nước).

Nhu cầu năng lượng ở giai đoạn 10 - 15 tuổi tăng từ 1,5 - 2 lần so với giai đoạn trước. Bé gái 10 tuổi có nhu cầu khuyến nghị về năng lượng vào khoảng 2.000 kcal mỗi ngày trong khi một người nữ trưởng thành ở tuổi 20 - 29 chỉ cần 1.800 kcal mỗi ngày. Bé trai từ 12 - 14 tuổi có nhu cầu năng lượng ở mức 2.400 kcal trong khi một người nam trưởng thành từ 20 - 29 tuổi chỉ cần 2.200 kcal.

Vận động giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, phát triển tốt khối cơ, chất lượng xương và hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, tăng sự khéo léo và tinh thần làm việc nhóm. Theo nhiều nghiên cứu, chỉ số khối cơ thể BMI trung bình của trẻ ít vận động thể lực hằng ngày cao hơn so với trẻ vận động thường xuyên và thừa cân béo phì có liên quan tới ít hoạt động thể lực.

Cụ thể, cha mẹ nên chọn thực phẩm và chế độ tập luyện như thế nào cho trẻ?

Trong thực hành xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, cha mẹ cần cung cấp đa dạng thực phẩm, cân đối và đủ các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin, chất khoáng và chất xơ.

Các bữa ăn trong ngày nên có đủ các nhóm thực phẩm mà chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy tại Việt Nam. Nhóm ngũ cốc và gạo là nhóm cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và cung cấp thêm chất xơ, vitamin nhóm B. Nhóm thịt gia súc, gia cầm và trứng như thịt heo, bò, gà, dê... cung cấp chất đạm, vitamin và chất khoáng. Nhóm cá và thủy sản khác như tôm, cua, lươn, sò, nghêu... cung cấp chất đạm, chất béo tốt, vitamin và chất khoáng. Nhóm rau, ưu tiên rau màu xanh, cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ. Nhóm trái cây, ưu tiên trái cây màu cam, vàng, có múi, màu đỏ, cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ. Nhóm sữa và sản phẩm từ sữa có vai trò quan trọng với sự tăng trưởng thể chất và đặc biệt là với chất lượng của xương. Nhóm dầu, mỡ cung cấp năng lượng, tham gia cấu trúc tế bào thần kinh, và hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu. Nhóm đậu, đỗ và các loại hạt cung cấp chất đạm và chất béo nguồn gốc thực vật để cân đối dinh dưỡng, chất khoáng và chất xơ.

Trẻ cần ăn từ 4 - 6 bữa ăn mỗi ngày tùy theo độ tuổi, trong đó có 3 bữa chính quan trọng là bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều. Nếu cha mẹ chú ý cân đối các chất dinh dưỡng, điều độ trong chế độ ăn, đảm bảo bữa ăn của trẻ luôn đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng có giá trị sinh học, trẻ sẽ đạt được sự tăng trưởng toàn diện.

Về vận động, phụ huynh nên khuyến khích và tạo điều kiện để trẻ vận động tối thiểu 60 phút mỗi ngày và mỗi lần không ít hơn 15 phút. Lý tưởng là trẻ tham gia các môn thể thao và cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng, năng lượng phù hợp khi trẻ luyện tập thể thao.

Phụ huynh cần hướng cho trẻ ăn sáng đầy đủ để tăng trưởng tốt trong 10 năm phát triển vàng. Ảnh minh họa: Nestlé MILO.

bác sĩ đã đề cập tới vai trò của bữa sáng. cụ thể hơn, bữa sáng quan trọng như thế nào với giai đoạn 10 năm vàng của trẻ?

Bữa sáng rất quan trọng với trẻ. Cơ thể trẻ liên tục tăng trưởng dù ngày hay đêm và luôn cần được cung cấp các chất dinh dưỡng cho nhu cầu này. Bữa ăn sáng thông thường cung cấp 25 - 30% năng lượng. Không ăn sáng làm trẻ chậm tăng trưởng, thiếu vi chất dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ thừa cân béo phì. Ăn sáng còn giúp trẻ tỉnh táo, không bị hạ đường huyết, có kết quả học tập tốt. Có một điều đáng tiếc là càng ngày việc coi nhẹ bữa sáng và ăn sáng qua loa càng phổ biến, đặc biệt ở các đô thị lớn. Chúng ta có thể thấy nhiều trẻ ăn vội vàng ổ bánh mì hoặc hộp xôi trên đường tới trường.

Bác sĩ có gợi ý nào cho phụ huynh để có thể chuẩn bị tốt bữa sáng cho trẻ khi cuộc sống bận rộn?

Nếu muốn trẻ đạt được sự tăng trưởng toàn diện nhất trong giai đoạn vàng, cha mẹ chỉ cần đầu tư một chút thời gian. Việc chuẩn bị bữa sáng thật ra không quá khó khăn. Với các món nước như phở, bún, mì... trong điều kiện bận rộn, cha mẹ có thể chuẩn bị nước lèo, thịt cá và rau củ sơ chế sẵn từ tối hôm trước, sáng dậy chỉ cần luộc mì, bánh phở hoặc bún là nhanh chóng có bữa sáng dinh dưỡng. Hãy thay đổi món ăn sáng bằng các loại ngũ cốc giàu vitamin nhóm B và chất xơ; một quả trứng gà kèm dưa leo, cà chua và ổ bánh nguyên cám cũng không mất nhiều thời gian chuẩn bị.

Trẻ có thể hình thành cảm xúc, kỹ năng thông qua việc tham gia chuẩn bị bữa ăn cho chính mình. Cha mẹ không chỉ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý mà còn nên giúp trẻ hình thành thói quen dinh dưỡng lành mạnh vì những hành vi này sẽ theo trẻ đến suốt cuộc đời.

Kim Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/3-chia-khoa-giup-tre-phat-trien-toi-uu-trong-10-nam-vang-4302639.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY