Cuộc đời mỗi người từ khi sinh ra đến lúc già đi đều qua rất nhiều trải nghiệm, dù là hạnh phúc hay khổ đau, đúng hay sai, quá trình này dạy cho chúng từng bước của sự trưởng thành. Tuy nhiên, đôi khi trưởng thành không liên quan gì đến tuổi tác. "Trưởng thành" chính là việc đạt đến một trạng thái tinh thần mới, một dạng "tu luyện" thực sự trong cuộc đời.
Về cơ bản, trưởng thành là một quá trình đau đớn. Sở dĩ nói đau đớn, bởi trên hành trình đi đến sự trưởng thành, con người ta thường phải đối mặt với không ít những va vấp và nhiều lúc, cái giá phải trả cho những lần gục ngã là không hề rẻ một chút nào.
Đối với dân văn phòng cũng không có một chút sai khác nào. Kể từ thời điểm bắt đầu sự nghiệp đến những ngày cuối cùng trước khi nói lời chia tay với công việc mà mình từng nhiều năm gắn bó, ai cũng trải qua vô vàn những câu chuyện, những va chạm, những kinh nghiệm do cuộc đời răng dạy. Người thiếu chín chắn vốn có rất nhiều khuyết điểm, nhưng người trưởng thành chắc chắn đã biết cách từ bỏ 3 nét tính cách dưới đây:
Vị giáo sư từng nói: “Một người, đến 20 tuổi chưa ngạo mạn thì không có tiền đồ, đến 30 tuổi rồi vẫn còn ngạo mạn cũng là không có tiền đồ”.
Bởi ở độ tuổi 20, con người ta đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển nhân cách bản thân. Ngạo mạn để va vấp ở thời điểm này cũng là một cách để có thể để cuộc đời dạy cho những bài học quý báu.
Tuy nhiên, ở độ tuổi 30, khi đã vào giai đoạn kiến công, lập nghiệp, tu thân, con người ta không nên quá hấp tấp, nóng vội, kiêu căng như những năm tháng trẻ dại được nữa. Thay vào đó, họ cần trưởng thành, ổn định và ôn nhu nhiều hơn. Sự kiêu căng trong giai đoạn này chỉ thể hiện bản thân người đó tâm trí kém, đạo đức chưa nhuần.
Tăng Quốc Phiên cho rằng: “Xưa nay nói hung đức dẫn đến thất bại của đời người ước chừng đứng đầu là hai điều này – ngạo mạn và nhiều lời”.
Vương Dương Minh cũng nói: “Con cái mà kiêu ngạo, tất không có hiếu, làm em mà kiêu ngạo, tất không có tình anh em”.
Ngạo mạn không chỉ là biểu hiện của những người chưa trưởng thành mà là một căn bệnh lớn của đời người, nếu không sửa chữa kịp thời, những mối quan hệ xung quanh mình sớm muộn cũng bị rạn nứt.
Tăng Quốc Phiên không phải là một chiến lược gia quân sự thực sự, ông đánh trận chỉ dựa vào hai chữ “vững” và “ngốc”.
Ông nói: Đánh trận, chỉ cần chữ “vững vàng” là đủ. Cái vụng về trong thiên hạ có thể thắng cái khéo léo trong thiên hạ”.
Trên đường đời, có những chuyện chúng ta gặp, những người chúng ta quen, không phải chuyện gì cũng thuận buồm xuôi gió, sẽ có những lúc u ám, chúng ta phải tự mình chịu đựng. Có một số nỗi cô đơn, tự chúng ta phải nếm trải, nhưng phải nhớ rằng: không có lối tắt trong cuộc sống, tính toán trục lợi sẽ chỉ tự hủy hoại tương lai. Khi chúng ta thực sự hiểu về việc “không cầu mà tự được”, con đường thành công sẽ rộng mở.
Nói nhiều, nói tràng giang đại hải, nói thao thao bất tuyệt mà không có nội dung phù hợp thực ra là một biểu hiện của chưa trưởng thành. Khi nói chuyện, cần phải chú ý xem chuyện mình nói có đúng nơi đúng lúc hay không. Nếu đúng thì dù có là lời nói chân thật đến mức nào cũng không làm tổn thương người khác. Nhưng nếu không thể kiểm soát bản thân, nói nhảm, nói nhiều thì chỉ khiến đối phương cảm thấy mệt mỏi.
Sự trưởng thành và ổn định của một người thể hiện thông qua việc họ biết bản thân mình đang ở đâu, lúc nào nên nói và lúc nào không, cũng như nói lời một cách có chọn lọc để “vừa lòng nhau”. Cái miệng nếu không biết cách kiểm soát thì khó tránh khỏi làm hại cái thân. Cho nên, hiểu được lý lẽ “ít lời”, thấu hiểu cảm nhận của người khác, mới là biểu hiện của một người trưởng thành.
Chủ đề liên quan:
cảm thấy mệt mỏi công sở dân công sở dân văn phòng kiểm soát bản thân môi trường công sở người trưởng thành ở đâu thao thao bất tuyệt thuận buồm xuôi gió trạng thái tinh thần Triết lý công sở