Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

3 điều cần thực hiện đúng khi tích trữ thức ăn ngày Tết

MangYTe – Việc dự trữ thực phẩm ngày Tết như thế nào cho đúng và tránh gây hại cho sức khỏe là điều các bà nội trợ cần phải lưu tâm.

Việc chuẩn bị mâm cơm ngày Tết thịnh soạn kèm theo nhiều món ăn là điều không thể nào bỏ qua. Vì vậy chúng ta thường dự trữ một số lượng thức ăn khá lớn để chế biến trong những ngày Tết. Tuy nhiên, bảo quản thực phẩm khoa học để vừa tốt cho sức khỏe vừa giữ được giá trị dinh dưỡng không phải ai cũng hiểu rõ.

Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng mà các bà nội trợ nên áp dụng:

Đối với rau củ quả

Ảnh minh họa

Một số loại rau quả sau khi mua nên cho ngay vào tủ lạnh để giữ độ tươi ngon, kéo dài thời gian sử dụng và giảm hư hỏng xuống mức thấp nhất. Các loại rau quả như táo, lê, cải bắp, cà rốt, súp lơ, măng tây,… nên bảo quản lạnh trong thời gian trên 1 tuần; Những loại quả chỉ được giữ và sử dụng trong vòng 1 tuần là nho, dâu tây, rau ăn lá, hành hoa, rau thơm, nấm,… Đặc biệt, một số quả như lê, đào,… nên để chín hẳn rồi cho vào tủ lạnh",

Bên cạnh đó, có một số loại rau quả chỉ nên giữ ở nhiệt đồ thường, vì nếu giữ chúng trong tủ lạnh sẽ nhanh chóng bị hư hỏng hoặc cản trở quá trình chín tiếp của quả như chuối, cam, bưởi, dưa hấu, xoài, hành, tỏi, gừng, khoai lang, bí đỏ, cà chua… Ví dụ, nếu bảo quản khoai lang trong tủ lạnh chúng sẽ bị giảm hương vị và sượng; chuối tiêu sẽ xuất hiện các vết thâm trên vỏ quả và không tiếp tục chín,…

Đối với thịt cá tươi sống

Ảnh minh họa

Thịt cá là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật. Vì vậy, việc bảo quản thịt, cá đúng cách rất quan trọng.

Nhìn chung, các loại thịt chỉ giữ được tối qua 3 ngày ở ngăn mát; cá tối đa 2 ngày, với cá thì chỉ tối đa 1 ngày là phải sử dụng. Tuyệt đối, không nên giữ trong lạnh quá thời gian trên vì vi sinh vật phát triển gây hỏng thực phẩm và có nguy cơ gây ngộ độc. Cụ thể:

Nếu muỗn giữ thịt cá được lâu, phải giữ trong ngăn đá (nhiệt độ tốt nhất là âm 18 độ. Không nên bảo quản quá lâu vì sẽ mất hết chất dinh dưỡng.

Đối với thức ăn chín

Ảnh minh họa

- Đối với các món ăn đặc biệt ngày Tết, việc bảo quản cần lưu ý: Với các món kho (thịt kho trứng vịt, cá lóc kho, măng hầm chân giò, mướp đắng dồn thịt…) nấu đủ ăn 2- 3 bữa, không nên hầm đi hầm lại nhiều lần.

- Để bảo quản bánh chưng, bánh tét, sau khi vớt bánh chưng đã chín ra, bạn nên rửa lại bằng nước sạch rồi ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn. Cất bánh nơi mát và thoáng gió. Nếu sau vài ngày bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) bạn nên luộc, chiên hoặc hấp lại. Làm như thế bánh sẽ mềm trở lại.

Giò chả, nem chua là những loại thực phẩm rất dễ hỏng, thiu, nếu nhà bạn không có tủ lạnh. Để bảo quản cần lột hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ mồ hôi. Nên đậy bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh hơi gió. Tốt nhất, nên dùng giò chả, nem chua trong vòng 2 ngày, nếu chưa ăn kịp, nên luộc lại.

Cách bảo quản thực phẩm luôn được tươi ngon

- Đối với thức ăn nấu chín cần để nguội hẳn rồi đậy kín và cất vào tủ lạnh.

- Tủ lạnh cần phải làm sạch, loại bớt những thực phẩm không cần thiết và luôn để dưới 4 độ C, tủ đông là dưới 0 độ C.

- Cần sơ chế sạch sẽ, để ráo sau đó chia thanh từng bữa ăn một trước khi cấp đông.

- Bảo quản thức ăn thừa tránh xa các thực phẩm sống để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

M.H (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/3-dieu-can-thuc-hien-dung-khi-tich-tru-thuc-an-ngay-tet-20200117151723195.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY