Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

3 mẹo dân gian giúp bạn trị rôm sảy cho bé trong mùa hè

Trị rôm sảy cho bé bằng phương pháp dân gian là cách được nhiều mẹ tin dùng.

Theo Boldsky, rôm sảy là tình trạng kích ứng da phổ biển trong mùa hè do điều kiện thời tiết nóng, độ ẩm cao. Đây là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển khiến da nổi mẩn đỏ khó chịu, thậm chí có thể nhiễm trùng nghiêm trọng do gãi, gây trầy xước da. Một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn khắc phục triệt để tình trạng này.

Lá kinh giới

Ảnh minh họa.

Nếu có sẵn lá tươi, mẹ chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé. nếu không, mẹ có thể phơi khô lá kinh giới và dùng dần. mỗi lần tắm cho bé mẹ lấy 1 nắm lá khô, cho vào nồi đun sôi 1 lúc rồi pha vào nước tắm cho bé. nước lá kinh giới giúp rôm sảy "bay" nhanh chóng và da bé sẽ mịn màng trở lại.

Mướp đắng

Mướp đắng rất an toàn cho trẻ nhỏ. mẹ có thể lấy 1-2 quả mướp đắng, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng nước đun sôi để nguội sau đó lọc bỏ bã, lấy nước hoà vào nước tắm cho con. mướp đắng rất mát, lành tính, lại có màu xanh đẹp mắt và mùi thơm nhè nhẹ. khi tắm cho bé, tinh chất của loại quả này sẽ thẩm thấu vào da là dịu những vết rôm sảy và kích ứng da.

Bột yến mạch

Tắm cho con bằng yến mạch là một mẹo nhỏ em học được của cô bạn người nước ngoài. Yến mạch xay nhuyễn thành bột, hoà vào nước tắm, ngâm mình bé trong nước lặp lại vài lần trong ngày. Chất avenanthramide trong bột yến mạch có tính chất kháng viêm tự nhiên, sẽ giúp các vết rôm sảy mau lành.

Những việc mẹ không nên làm khi bé bị rôm sảy

- Không vắt nhiều chanh hay đun nước lá quá đặc. Việc vắt nhiều chanh vào nước tắm hay trực tiếp xát chanh lên da dễ khiến da bé bị kích ứng, tổn thương do hàm lượng axit quá cao. Nếu hòa chanh, muối vào nước tắm, không nên dùng quá nhiều mà cần phải để ý tỷ lệ hợp lý, vì nếu không sẽ gây xót và dễ làm kích ứng làn da non nớt của bé. Với việc nấu nước lá, các mẹ cũng không nên nấu quá đặc, vì lượng tinh bột của lá có thể đọng nhiều trên da, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng cho bé.

- Không tắm nước lá khi da bé bị trầy xước, mưng mủ. Khi da đã trong tình trạng sưng đỏ, viêm da quá nặng do bé ngứa, gãi gây trầy xước, mất lớp màng bảo vệ, việc tắm nước lá dù đã qua đun nấu cũng có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, đôi khi gây những biến chứng không ngờ. Có những trẻ bị viêm nhiễm ở vùng gần hệ thần kinh, mạch máu như mặt, cổ, đầu, nếu mẹ vẫn cho tắm nước lá mà không được điều trị kịp thời có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời.

Thói quen massage cho bé bằng tinh dầu dừa, tinh dầu oliu... trong những ngày hè nóng nực làm tăng thêm tình trạng khó chịu, gây chàm hay mọc rôm sẩy ở bé.

- Không tắm sữa tắm người lớn hay massage cho bé. Sữa tắm người lớn vốn chứa độ kiềm cao dễ làm cho da bé bị khô, vì vậy càng làm tăng tình trạng nhiễm trùng, rôm sẩy trên da của bé. Trong khi đó, không ít mẹ lại có thói quen massage cho bé bằng tinh dầu dừa, tinh dầu oliu. Tuy nhiên, trong những ngày hè nóng nực, dùng các loại tinh dầu này chỉ làm tăng thêm tình trạng khó chịu, gây chàm hay mọc rôm sẩy ở bé.

- Không tự ý bôi Thu*c khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng bé bị mẩn ngứa nhiều, có các mụn đầu trắng trên da, rôm sẩy dày đặc, đỏ, kéo dài …, các mẹ nên đưa bé đến các chuyên khoa da liễu để khám và điều trị. Tuyệt đối không tự mua Thu*c bôi hoặc giữ con lại ở nhà tự chữa, vì có thể làm bệnh nặng thêm, chưa kể các biến chứng có thể gây ra cho bé.

Bên cạnh đó, để phòng tránh rôm sảy cho trẻ trong mùa hè các mẹ không nên nên ủ bé quá kỹ hay mặc quá nhiều quần áo cho bé. Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ. Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt. Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ.

Ngoài ra, bạn cần hạn chế để trẻ đi ra nắng, cần tắm nước mát, uống đủ nước. Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.

Theo bác sĩ Thanh Nho, với những trường hợp rôm sảy thông thường, chỉ cần tắm cho trẻ hằng ngày để da sạch sẽ. Có thể theo kinh nghiệm dân gian, dùng các loại cây, quả có tính mát như mướp đắng, kinh giới, sài đất, chanh... để tắm cho trẻ cũng có tác dụng tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại lá này cần phải rửa sạch kỹ trước khi nghiền, lọc hay đun nước tắm. Chọn loại phấn rôm chất lượng tốt chấm lên những vùng da bị rôm sảy sau khi tắm cho con cũng là một cách hạn chế tình trạng này.

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/3-meo-dan-gian-giup-ban-tri-rom-say-cho-be-trong-mua-he-34665.html?fbclid=IwAR3bb5yutInLEdaadhYwpwVuixm6lmksAb2WRP6DL9ymYZMfin5KBuuA00c

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/3-meo-dan-gian-giup-ban-tri-rom-say-cho-be-trong-mua-he/20210605091321166)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ít ai biết bên trong “trái đắng” này ẩn giấu biết bao điều kỳ diệu đối với sức khỏe, đặc biệt là nhan sắc của phái đẹp.
  • Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can. Có tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc.
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Cháo lá sen có tác dụng làm thanh nhiệt, mát huyết, bổ âm, sinh tân, tiêu viêm, hết ngứa: Lá sen nửa tàu, cho vào cùng gạo nấu nhừ thành cháo, ăn ngày 1 đến 2 lần. Cần ăn một thời gian.
  • Mướp đắng là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của người việt. Món ăn này được nhiều người yêu thích vì lợi ích sức khỏe của nó, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được mướp đắng.
  • Mang thai là một hành trình dài cần chuẩn bị đầy đủ sức khỏe của người mẹ, do đó phải luôn cẩn thận trong mọi thứ, nhất là ăn uống.
  • Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Trẻ em bị chứng rôm sảy hoặc nhọt lâu ngày không vỡ,...
  • Mướp đắng-thứ quả rẻ và ngon-tưởng như sơ sài nhưng lại đầy hữu ích.. Hãy trải nghiệm góc ứng dụng ngay dưới đây.
  • Theo y học cổ truyền, mướp đắng tính hàn, vị đắng, vào kinh tâm, phế, vị; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lương huyết lợi niệu,
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY