Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ăn mướp đắng giải nhiệt cần tránh 5 điều để không sinh bệnh

Mướp đắng có vị đắng, mát có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều để tránh sinh bệnh.

Người có bệnh huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng

Mướp đắng có tác dụng giảm huyết áp, hạ đường huyết bởi chứa charantin, Polypeptid-P và Vicine. C. Do đó, người bị bệnh huyết áp thấp không nên ăn nhiều mướp đắng. Sử dụng loại quả này nhiều người có thể làm giảm huyết áp, hạ lượng đường trong máu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt rất nguy hiểm.

Không ăn mướp đắng sau khi phẫu thuật

Mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. do đó, người được chỉ định mổ nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.

Ảnh minh họa

Người bị bệnh gan, thận không nên ăn nhiều mướp đắng

Các nghiên cứu lâm tràng cho tháy mướp đắng có thể độc hại với tế bào gan của đọng vật. sau khi uống tinh chất mướp đắng, enzyme trong gan của các con vật tăng cao, tế bào gan có khả năng thay đổi hình dáng.

Hạt mướp đắn chứa chất vicine có thể gây ra ngộ độc với các biểu hiện cấp tính như đau đầu, đau thắt bụng, hôn mê.

Phụ nữ mang thai, cho con bú

Các nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết, làm hư thai, dễ dẫn tới sinh non và có khả năng làm đột biến gen. do đó, phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu nên tránh ăn loại quả này.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong quả có chứa một số thành phần có độc tính nhẹ có thể truyền qua sữa mẹ. độc tính này không ảnh hưởng đến người lớn nhưng đối với trẻ nhỏ, các cơ quan nội tạng con non yếu thì cần thận trọng khi sử dụng.

Không kết hợp mướp đắng với tôm

Mướp đắng là loại quả giàu vitamin C, có vị đắng đặc trưng. Trong khi đó, tôm có vị ngọt tính thanh, chứa nhiều hợp chất asen hóa trị 5. Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C cùng với hải sản có vỏ cứng như tôm sẽ làm asen hóa trị 5 biến đổi thành asen hóa trị 3 (thường được biết với tên gọi là thạch tín - một chất cực độc, nguy hiểm tới sức khỏe của con người nếu dùng nhiều.

Theo Khỏe và Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/an-muop-dang-giai-nhiet-can-tranh-5-dieu-de-khong-sinh-benh-search/?id=252340

Theo Khỏe và Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/an-muop-dang-giai-nhiet-can-tranh-5-dieu-de-khong-sinh-benh/20221231023039132)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Mướp đắng bị vàng, nâu hay nhớt là kết quả của việc nấu quá chín. Bởi vậy, để giữ được màu xanh cho mướp đắng chỉ cần nấu tái.
  • Ít ai biết bên trong “trái đắng” này ẩn giấu biết bao điều kỳ diệu đối với sức khỏe, đặc biệt là nhan sắc của phái đẹp.
  • Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can. Có tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc.
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Mướp đắng là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của người việt. Món ăn này được nhiều người yêu thích vì lợi ích sức khỏe của nó, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được mướp đắng.
  • Mang thai là một hành trình dài cần chuẩn bị đầy đủ sức khỏe của người mẹ, do đó phải luôn cẩn thận trong mọi thứ, nhất là ăn uống.
  • Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Trẻ em bị chứng rôm sảy hoặc nhọt lâu ngày không vỡ,...
  • Mướp đắng-thứ quả rẻ và ngon-tưởng như sơ sài nhưng lại đầy hữu ích.. Hãy trải nghiệm góc ứng dụng ngay dưới đây.
  • Theo y học cổ truyền, mướp đắng tính hàn, vị đắng, vào kinh tâm, phế, vị; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lương huyết lợi niệu,
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY