Dinh dưỡng hôm nay

Mẹo nấu mướp đắng luôn xanh

Mướp đắng bị vàng, nâu hay nhớt là kết quả của việc nấu quá chín. Bởi vậy, để giữ được màu xanh cho mướp đắng chỉ cần nấu tái.
Hai món ăn quen thuộc từ loại rau này là mướp đắng xào trứng và mướp đắng nhồi thịt. Tuy nhiên, khá nhiều người thường nấu bị vàng. Nguyên nhân vì các chất diệp lục bị phân giải khi gặp nhiệt độ. Do đó, càng rút ngắn thời gian nấu thì màu sắc của rau sẽ càng được giữ lại.

Trước tiên, với món mướp đắng xào trứng, bạn nên thái miếng mỏng vừa phải, đều nhau. Đánh tan trứng để sẵn. Ngay khi chảo nóng già thì cho mướp vào, chỉ đảo đi, đảo lại vài lần rồi cho trứng vào. Tiếp tục đảo nhanh tay cho trứng thật ráo. Thời gian nấu món này chỉ khoảng 3-5 phút tùy lửa và lượng nguyên liệu.

Nếu bạn xào mướp đắng trên bếp chín tới thì đến khi nguội, nó đã có thêm một quá trình tự chín nữa và hậu quả sẽ là vàng và ướt. Bởi vậy, nguyên tắc khi nấu món này là đảo nhanh tay, xào tái, bắc khỏi bếp khi mướp đắng đang còn giòn. Xào trong một chiếc chảo rộng cũng giúp món ăn xanh hơn.

Với món mướp đắng nhồi thịt, rất khó tránh khỏi quả bị vàng, đắng, màu sắc không còn bắt mắt nữa. Có một số cách để khắc phục hiện tượng này như hấp riêng mướp và nhân. Chỉ cần hấp tái qua rồi nhồi nhân vào ruột mướp. Đun lại trên nồi nước đang sôi một lần nữa. Quả mướp đắng giữ được màu xanh, cả vỏ và nhân đều chín, tuy nhiên món ăn không được đậm đà.

Một cách khác phổ biến hơn là bạn vẫn nhồi thịt vào mướp đắng, đun sôi nước, cho muối rồi thả nguyên liệu vào. Đun chín tới và bắc ra. Nếu không ăn ngay thì nên vớt mướp đắng ra ngâm vào nước đá mát cho nguội. Đến khi ăn mới cho nước và mướp đắng vào nhau.

Tuy nhiên, các chuyên gia ẩm thực khuyến cáo với bất cứ món rau nào cũng nên ăn ngay sau khi nấu bởi nó không chỉ đảm bảo ngon miệng mà còn giữ được vitamin.

Theo VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-meo-nau-muop-dang-luon-xanh-20537.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi tin là bộ trưởng đã vi hành đến các khoa ung bướu ở khắp đất nước và hiểu điều tôi nói. Sự bất công trong tiếp cận điều trị ung thư, thăm khám y tế luôn xảy ra ở nước nghèo, đang phát triển không chỉ ở Việt Nam. Nỗi đau và bi kịch xảy ra hàng giờ, hàng phút ...
  • Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Trẻ em bị chứng rôm sảy hoặc nhọt lâu ngày không vỡ, khi lấy khổ qua thái miếng mỏng xoa nhẹ và đều lên vùng da bị bệnh sẽ cho hiệu quả khá tốt.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY