Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

3 thời điểm vàng uống nước lá tía tô mỗi ngày: Đánh bay mỡ thừa, khỏe người, ít bệnh

Người Nhật gọi tía tô là lá hồi sinh, uống đúng thời điểm vàng này trong ngày sẽ thải mỡ, đẹp da.

Thời điểm uống nước lá tía tô tốt cho sức khỏe

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết tía tô có mùi thơm, vị cay, tính cấm, tác dụng giải độc, trị cảm mạo, hạ số, trị nhức đầu, ho, hen suyễn.

Tía tô có thể sử dụng để nấu cáo, nấu canh. Ngoài ra, bạn có thể đun nước tía tô để uống hàng ngày, giúp tăng cường sức khỏe.

Thời điểm tốt nhất để uống nước tía tô là trước 3 bữa chính khoảng 10-30 phút. Đây là thời điểm cơ thể hấp thụ khoáng chất trong tía tô tốt nhất, đồng thời giúp thúc đẩy mỡ thừa, giảm cân.

Ảnh minh họa.

Cách nấu nước lá tía tô: Lá tía tô mua về rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Đun một nồi nước sôi rồi thả lá tía tô vào. Đun tiếp khoảng 2 phút thì tắt bếp và để nguội. Đổ nước lá tía tô ra bình và thả thêm 3 lát chanh vào. Đậy nắp bình, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Lợi ích của nước lá tía tô với sức khỏe

Chống oxy hóa

Tía tô có chứa chất aldehydes có tác dụng chống lại các gốc tự do trong cơ thể, giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật.

Hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngữa

Bạn có thể uống nước lá tía tô kết hợp với việc đắp lá tía tô lên vùng da bị mẩn ngứa để giảm tình trạng mề đay mẩn ngứa trên da.

Giảm khó chịu cho dạ dày

Tía tô chứa chất flavonoid có tác dụng làm dịu các dấu hiệu khó chịu của bệnh dạ dày. Tinh dầu trong lá tía tô cũng có tác dụng giảm viêm trong dạ dày, cải thiện tiêu hóa, giảm khó tiêu.

Phòng biến chứng của hen suyễn

Lá tía tô có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn, phòng ngừa tình trạng dị ứng, viêm, kiểm soát các triệu trứng ho, đờm, khó thở.

Giảm cân

Lá tía tô có chứa alpha linolenate có tác dụng tốt đối với sức khỏe, giúp giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, nó còn tác dụng hỗ trợ giảm cân, bảo vệ tim mạch.

Uống nước lá tía tô thường xuyên sẽ giúp giảm mỡ thừa, giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế ăn vặt từ đó giúp giảm cân hiệu quả.

Làm đẹp da

Nước lá tía tô có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, ngừa mụn, làm đẹp da. Tinh dầu trong loại lá này còn giúp chống oxy hóa, duy trì độ ẩm của da. Dầu lá tía tô cũng giúp chống viêm, hỗ trợ điều trị các vấn đề về da.

Lưu ý: Nước lá tía tô tốt cho sức khỏe nhưng không nên uống quá nhiều trong thời gian dài vì nó có thể khiến bạn bị cao huyết áp, làm ảnh hưởng đến tim mạch. Mỗi người chỉ nên uống 3-4 ly nước lá tía tô/ngày và nên chia thành nhiều lần uống.

theo Xe & thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://xevathethao.vn/uncategorized/3-thoi-die%cc%89m-vang-uong-nuoc-la-tia-to-mo%cc%83i-ngay-danh-bay-mo%cc%83-thua-kho%cc%89e-nguoi-it-be%cc%a3nh.html

theo Xe & thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/3-thoi-diem-vang-uong-nuoc-la-tia-to-moi-ngay-danh-bay-mo-thua-khoe-nguoi-it-benh/20221205043630596)

Tin cùng nội dung

  • Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.
  • Tía tô còn gọi tử tô, cần phân (Dao), phằn cưa (Tày), hom tô (Thái). Tên khoa học: Perilla ocymoides L., họ Hoa môi (Lamiaceae).
  • Tía tô là loại cây rau gia vị rất thông dụng ở nước ta, lá dùng để nấu canh hoặc ăn sống, hạt thì nghiền ra nấu cháo ăn cũng rất tốt.
  • Tía tô còn có các tên é tía. Tên Hán tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc.
  • Hen là chứng bệnh hay phát trong các mùa thu - đông. Khi phát bệnh, cơ trơn trong khí quản bị co thắt, niêm mạc sưng lên từ đó gây khó thở...
  • Với lượng tinh dầu perila aldehyde và limonene cao, chứa nhiều vitamin C, hoạt chất oxy hóa cao… lá tía tô có tác dụng tốt trong việc tắm trắng da, giúp da căng mịn.
  • Tía tô vừa là rau gia vị, vừa là cây Thuốc phổ biến trong nhân dân. Có 2 loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm mạnh.
  • Đau đầu là một chứng trạng rất thường gặp trong thực tiễn lâm sàng và nhiều khi đó là dấu hiệu duy nhất khiến người bệnh phải tìm gặp thầy Thu*c. Trong y học cổ truyền, đau đầu thuộc phạm vi chứng đầu thống.
  • Rau ngò gai có khá nhiều công dụng như giảm đau, chữa hôi miệng, trị cảm cúm..., được dùng tươi hay khô.
  • SKĐS -Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thu*c sau để trị căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY