Chị Liên bên “anh xã” và Jayden - Ảnh: CTV
Đứa con đầu lòng, và cũng là duy nhất của chị Liên, là Jayden Trịnh (top 4 Vietnam Idol Kids).
* Tháng 1-2021, dự kiến chị sẽ hoàn thành chương trình thạc sĩ ở tuổi U50. Đây là tấm bằng thứ mấy của chị rồi?
- Dường như tôi có đam mê với việc học. Tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm tiếng Anh ở Việt Nam, tôi đi làm một thời gian rồi nhận học bổng chương trình Fulbright về truyền thông tại ĐH Hawaii (Mỹ) năm 2003. Tôi ở New York làm một số dự án cho Liên Hiệp Quốc.
Năm 2006, tôi mang thai Jayden khi đang ở New Zealand. Tôi tạm dừng công việc. Nghĩ không làm gì sẽ phí thời gian, tôi đăng ký học chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại Đại học Victoria Wellington. Năm 2012, tôi học thêm bằng thạc sĩ về sức khỏe cộng đồng tại Đại học Otago (New Zealand) và giờ đang làm nghiên cứu sinh cũng tại Đại học Otago.
* Học MBA khi mang thai con đầu, chắc hẳn chị gặp nhiều khó khăn để cân bằng giữa việc học hành và chăm sóc con?
- lúc mang thai, tôi nghĩ mẹ tôi từ việt nam có thể sang new zealand phụ chăm cháu, nhưng đến giờ cuối lại gặp trục trặc giấy tờ. con tôi (jayden) sinh non tới hai tháng rưỡi nên khá ốm yếu, chỉ nặng 1,5kg. "anh xã" tôi khi ấy quản lý một khách sạn đang xây dựng nên cũng bận rộn. nhiều khó khăn nhưng tôi nhủ: đâm lao thì theo lao.
Trong 17 tháng, mẹ và con cùng nhau đi học. 2-3 buổi chiều tối trong tuần, tôi dẫn con vào lớp. Tôi ngồi học, con nằm trong xe nôi bên cạnh. Những hôm "anh xã" được nghỉ thì con sẽ ở nhà với bố. Nếu anh đi làm về sớm sẽ ghé đón con về cùng. Cũng có những buổi tôi thi, không thể mang con theo, "anh xã" đưa con vào công ty mình.
May mắn chúng tôi vượt qua giai đoạn đấy. Nghĩ lại không biết mình đã làm như thế nào. Tôi không nghỉ một ngày nào dù học MBA cần làm nhiều dự án, học nhóm, thậm chí đi thực tế.
- May mắn là con ngoan. Con thường đói và khóc vào ban đêm, còn lại trong ngày, con ngủ rất nhiều. Đó là lúc tôi học bài. Những hôm đưa con vào trường, con thường nằm ngủ yên trong xe nôi. Cũng có lúc con khóc, nhưng rất hiếm.
Các trường đại học ở new zealand dường như quen với chuyện mẹ dẫn con nhỏ đi học cùng, nên có dành riêng những phòng để mẹ cho con bú và dỗ dành con. ở new zealand, tình người thật tuyệt vời, họ không hề khó chịu, một số ít ban đầu hơi ngạc nhiên nhưng về sau cũng quen.
- ngày trước ở việt nam tôi không nghĩ mình sẽ học nhiều như thế. có lẽ môi trường ở new zealand giúp tôi ham học thật. họ tạo điều kiện cho mỗi người học có thể học ở bất cứ độ tuổi nào.
Tôi luôn nghĩ mình là người may mắn, nhưng may mắn trong cuộc sống một phần cũng do mình tạo ra và biết nắm bắt. Ở nước ngoài có nhiều điều kiện học, làm việc hơn nhưng ít có cơ hội thăng tiến, làm ra nhiều tiền như ở Việt Nam.
Trong từng giai đoạn, tôi xác định cần ưu tiên cái gì. Như giờ đây, khi con trai đã lớn, tôi trở về Việt Nam làm việc và theo đuổi những dự án của mình.
- Năm nay Jayden 16 tuổi, đang học lớp 12, năm sau lớp 13 là hoàn thành bậc phổ thông. Jayden vẫn duy trì đam mê âm nhạc, chơi cho ban nhạc giao thưởng và sáng tác riêng.
Vừa qua, Jayden giành thêm giải nhất cuộc thi về saxophone của các trường trung học. Dù vậy Jayden muốn tập trung để vào đại học chuyên ngành khoa học sức khỏe.
- Vợ chồng tôi cũng từng đinh ninh rằng con sẽ theo âm nhạc chuyên nghiệp. Con biết chơi 14 loại nhạc cụ, biết hát, biết sáng tác nên cơ hội rất nhiều. Nhưng con tâm sự: "Con không muốn là nhạc sĩ hay nghệ sĩ, mà muốn thử sức với nghề bác sĩ hoặc phi công".
Jayden phân tích: Con vẫn có thể đi diễn, ở Việt Nam hay New Zealand, nhưng xin cho con theo đuổi thêm một công việc. Tôi nói trước con đường học y rất dài và vất vả. Jayden đáp lại ngay: "Đến mẹ khi 46 tuổi mà vẫn đang học đó, việc học là cả đời".
- Vợ chồng tôi chọn cách gieo mầm, cho con thử nhiều lĩnh vực như âm nhạc, thể thao, văn, võ, học thuật... Hạt mầm nào phát triển tốt, chúng tôi sẽ nuôi dưỡng tiếp, những hạt không phù hợp, chúng tôi không tiếc nuối.
Dù vậy cả tôi và chồng người Singapore nhiều lúc vẫn không thoát được tư duy của người châu Á, lại là dân nhập cư. Đó là tư tưởng phải cố gắng, phải cho con đứng nổi bật giữa đám đông, khẳng định chính mình.
Theo thời gian, chúng tôi phải tự điều chỉnh suy nghĩ. Chúng tôi biết được khả năng của Jayden đến đâu và để Jayden phát triển đến đó.
Chị Trịnh Thị Thúy Liên - Ảnh: CTV
* Sau khi lấy chồng, phần lớn phụ nữ Việt thường "lui về sau". Không ít phụ nữ có ý định học tiếp nhưng e dè không thể tròn trách nhiệm làm vợ, làm mẹ. Chị có lời khuyên nào cho những trường hợp này?
- Những phụ nữ mong muốn học hỏi khi đã lập gia đình đều rất dũng cảm. Ý muốn học tập này không phải ai cũng có. Theo tôi, gia đình là một phần nhưng phụ nữ cũng cần nghĩ đến chính mình. Bản thân tôi có thể vừa đi học, vừa làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ. Nên phụ nữ có ý định học tiếp đều có thể thực hiện.
Nhiều lúc chúng ta tự hạn chế bản thân trong những định kiến do chính mình tạo ra. Chưa thử, nhiều bạn đã dằn lòng: "Học tiếp ư? Không thể được, chồng con để cho ai lo?". Tất cả những thay đổi đều bắt đầu từ suy nghĩ. Tiếp đó, phụ nữ có thể bàn bạc với chồng. Tôi không tin mọi người chồng đều ích kỷ, không muốn vợ tiến bộ. Ngược lại, khi thấy vợ thành công, họ sẽ hãnh diện. Cũng cần cân nhắc việc đi học này sẽ có tác động gì cho tương lai và gia đình hay không.
Tto - nguyễn công minh - nhân vật trong bài 'mẹ bán vé số, con được tuyển thẳng đại học' đăng trên tuổi trẻ online vừa được chọn đi du học ba lan bậc đại học theo học bổng của chính phủ ba lan.
TRỌNG NHÂN thực hiện
Chủ đề liên quan:
Chị Trịnh Thị Thúy Liên Cùng con Đẩy xe nôi đi du học đi du học du học giáo dục new zealand