Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

4 cách trị cảm cúm nhanh mà đơn giản nhất

Sử dụng cây tía tô, xông hơi... là những cách đơn giản nhất giúp bạn trị cảm cúm vô cùng hiệu quả.

Cây tía tô

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Đông y cho rằng tía tô có vị cay, mùi thơm, tính ấm có tác dụng làm ra mồi hôi, tốt cho tiêu hóa và dùng để giải cảm.

Nếu bị cảm lạnh hoặc cảm cúm bạn hãy sử dụng thảo dược trị cảm này dã dập chắt lấy nước uống hoặc thái nhỏ cho vào cháo nóng ăn rồi nằm nghỉ ngơi chờ ra mồ hôi. ngoài ra, có thể thêm hành hoa và gừng vào cháo để nhanh chóng giải cảm.

Đối với trường hợp bị cảm lạnh do ngấm nước mưa, thân để đau nhức, sổ mũi đau đầu, buồn nôn có thể lấy một nắm là tía tô, vỏ quýt, củ gấu, vài lát gừng và hành hoa đem sắc lấy nước uống lúc còn nóng. người bệnh cảm cúm không ra được mồ hôi dùng tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả đun nước lên xông. sử dụng tía tô ăn kèm với rau sống có tác dụng giảm ho, long đờm và giải độc. tuy nhiên, không nấu chung cá chép với tía tô bởi dễ sinh ra mụn nhọt.

Xông hơi

Dấu hiệu ngạt mũi cứ làm bạn khó chịu, vậy nếu bạn muốn cho đường thở trở nên thông thoáng hơn thì hãy đun nước sôi để xông mũi nhé. Hiệu quả lắm đấy!

Chọn một nơi để ngồi được thoải mái nhất, lấy nước sôi cho vào một cái khay. Tiếp đến dùng một chiếc khăn trùm lên đầu và hơi ngả người về phía trước để hơi nước có thể bốc lên mặt. Thư giãn trong vòng 30 phút và bạn sẽ thấy đỡ hơn trước rất nhiều.

Súc miệng bằng nước muối

Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại đặc biệt hiệu quả trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các căn bệnh cảm cúm thông thường.

Nước muối giúp sát khuẩn vùng khoang miệng, họng, giảm cơn đau rát do ho khan và hắt hơi nhiều. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày hay ngậm muối rồi nhổ đi cũng cho hiệu quả tương tự.

Muối có tính sát trùng, sát khuẩn cao do đó nó sẽ làm dịu cổ họng của bạn, kháng viêm tốt. Nếu có thể bạn cho thêm ít tinh chất nghệ vào nước muối để ngậm hoặc súc miệng thì hiệu quả còn tốt hơn nữa.

Uống nước gừng nóng

Trong gừng có chứa gingerol và shogaol có tác dụng trị cảm, thông mũi hiệu quả. Bên cạnh đó, gừng rất tốt cho hệ hô hấp, "đánh bay" viêm họng trong vòng một nốt nhạc.

Bạn chỉ cần cho vài lát gừng vào ấm nước đun sôi cùng ít đường phèn hay ít mật ong vào để uống. uống 3 lần/ ngày sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần dùng đến các loại Thu*c kháng sinh.

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/4-cach-tri-cam-cum-nhanh-ma-don-gian-nhat-56961.html

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/4-cach-tri-cam-cum-nhanh-ma-don-gian-nhat/20210812103258864)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Lá tía tô dùng làm gia vị và vị Thuốc hay dùng trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống, cành làm Thuốc an thai.
  • Ngâm mình trong nước ấm quá lâu, xông hơi mỗi tuần 2-3 lần có thể khiến nam giới vô sinh.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Xông hơi sử dụng các loại lá, củ quen thuộc dễ tìm khi cơ thể cảm giác nhức mỏi, sợ gió, sợ lạnh, kèm theo sổ mũi, hắt hơi...
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY