Bạn nên biết hôm nay

5 mẹo giải tỏa căng thẳng cho F0, F1

Ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc, vận động vừa sức, tập thở đúng cách, suy nghĩ tích cực là 5 điều F0, F1 nên làm để giải toả stress.

Bác sĩ chuyên khoa 1 nguyễn thị diễm hương, bệnh viện đại học y dược tp hcm cơ sở 3, cho biết dịch covid-19 đang diễn biến phức tạp, khi vô tình thành f0 hay f1, chắc chắn nhiều người không tránh khỏi tâm trạng hoang mang, lo lắng.

Theo bác sĩ hương, điều quan trọng đầu tiên mọi người phải làm là "hết sức bình tĩnh". theo thống kê của bộ y tế, 80% người mắc covid-19 không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng giống cảm cúm thông thường. khoảng 20% còn lại có thể chuyển biến nặng, nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ, như người trẻ nhưng thừa cân béo phì, người có bệnh nền chưa điều trị ổn, người trên 65 tuổi...

Nếu không nằm trong nhóm có nguy cơ chuyển nặng, bạn có thể tự tin sẽ chiến thắng virus, dựa vào hệ miễn dịch. Căng thẳng, lo lắng sẽ tác động không tốt đến hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng khỏi bệnh và hồi phục.

Một bệnh nhân mắc Covid-19 ngồi nghỉ trong lúc chờ nhập Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 3, TP Thủ Đức hồi tháng 7. Ảnh: Hữu Khoa.

Một bệnh nhân mắc covid-19 ngồi nghỉ trong lúc chờ nhập bệnh viện dã chiến thu dung điều trị covid-19 số 3, tp thủ đức hồi tháng 7. ảnh: hữu khoa.

Để giảm căng thẳng và duy trì tinh thần thoải mái lâu dài, bác sĩ Hương khuyên F0, F1 tuân thủ 5 chế độ tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch như sau:

Suy nghĩ tích cực, lạc quan: Lo lắng quá mức có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch làm tăng phản ứng viêm, khi phản ứng viêm quá nhiều sẽ huỷ bỏ chức năng miễn dịch. Do đó, người bệnh không nên "tưởng tượng" trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.

Người bệnh cần nắm rõ đặc điểm S*nh l* bệnh covid-19 là đa số tự hồi phục để tránh hoang mang, lo lắng kéo dài. thông thường bệnh có thể diễn tiến nặng vào ngày 4 đến ngày 8, song bệnh có thể kiểm soát được sau 10 ngày. đồng thời, với gia đình có f0, f1 tự cách ly tại nhà cũng cần có sự động viên, khích lệ tinh thần giữa các thành viên. người bệnh nên nhìn việc cách ly tại nhà theo hướng tích cực là để bảo vệ bản thân và tránh lây nhiễm ra cộng đồng, thay vì thấy bức bối, khó chịu.

Dinh dưỡng: Cả F0 và F1 phải ăn đủ bữa, uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, không hút Thu*c lá, không uống rượu bia và hạn chế đồ ngọt. Các bữa cố gắng ăn đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo có đủ năng lượng cần thiết trong ngày và cần ăn chín uống sạch, tránh nguy cơ nhiễm trùng khác kèm theo.

Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung vitamin D mỗi ngày. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin D giữ vai trò quan trọng của cả hai hệ miễn dịch bẩm sinh và thu được, có tác dụng chống lại nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Thiếu vitamin D khiến các tế bào phế nang dễ bị tổn thương và thiếu oxy.

Ngủ: Giấc ngủ rất quan trọng với hệ miễn dịch. Phải ngủ sớm (trước 23h) và đủ giấc (7-8 tiếng). Nếu người bệnh có tiền sử ngủ kém, có thể áp dụng các bài dưỡng sinh thư giãn hoặc thiền trước khi ngủ.

Tập thể dục: vận động vừa sức, khoảng 15-20 phút mỗi ngày, đều đặn, có tác dụng huy động tăng cường giám sát miễn dịch.

Tập thở đúng cách: Việc tập thở rất quan trọng với F0 và F1, vừa giúp cân bằng cảm xúc, vừa tập luyện cho các cơ hô hấp, tăng cường oxy cho cơ thể.

Bài tập thở bụng khá đơn giản và có thể áp dụng với hầu hết người bệnh. Các thở bụng như sau: hít sâu từ từ bằng mũi cho bụng phình ra tối đa. Sau đó chu môi thở ra bằng miệng từ từ cho bụng xẹp xuống hết cỡ.

Hàng ngày bạn có thể thực hiện tập thở 2-3 lần, mỗi lần 20-30 nhịp hoặc bất cứ khi nào cảm thấy lo lắng hoặc cảm giác mệt, khó thở.

Hướng dẫn tập thở cho bệnh nhân Covid-19

Hướng dẫn tập thở cho bệnh nhân Covid-19

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Minh, Giảng viên Bộ môn Phục hồi chức năng, Đại học Y Dược TP HCM, hướng dẫn các cách thở. Video: Hoàng Khánh.

Với các F0 đang cách ly tập trung, điều trị tại các bệnh viện điều trị Covid-19, việc đối mặt với bệnh tật và nguy cơ cao bệnh trở nặng, nguy kịch không hề dễ dàng. Do đó, bác sĩ Hương khuyên người bệnh nên yên tâm rằng mình sẽ được theo dõi và chăm sóc y tế, được phân tầng điều trị theo phác đồ thích hợp. Nếu thuộc đối tượng có nguy cơ chuyển nặng, F0 sẽ được tiên lượng và xử trí kịp thời. "Nhiệm vụ" chính của người bệnh lúc này là phải giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực, tránh lo lắng, căng thẳng kéo dài làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và tình trạng bệnh.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/5-meo-giai-toa-cang-thang-cho-f0-f1-4337828.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY