Bạn nên biết hôm nay

6 bí quyết đẩy lùi cảm cúm

Thời tiết chuyển mùa là điều kiện lý tưởng để virut cúm phát triển, lây lan. Nếu không phòng và điều trị cúm đúng, kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, hô hấp, viêm phổi…
Thời tiết chuyển mùa là điều kiện lý tưởng để virut cúm phát triển, lây lan. Nếu không phòng và điều trị cúm đúng, kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, hô hấp, viêm phổi… Dưới đây là một số bí quyết để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.

Rửa tay thường xuyên: Bàn tay là nơi con người tiếp xúc nhiều nhất với bụi bặm, vi khuẩn... và hay tiếp xúc với vùng mũi, miệng khiến dễ lây bệnh truyền nhiễm vì thế, cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sẽ tránh được những vi khuẩn có thể lây bệnh qua đường hô hấp trong đó có virut cúm

Vệ sinh cơ thể đúng cách: Hàng ngày cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh răng miệng bằng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn trong răng miệng, nhất là khi có cúm mùa gia tăng và lan rộng ra cộng đồng thì việc sử dụng nước muối vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ bảo vệ họng tốt hơn khi con người tiếp xúc với môi trường. Ngoài ra, ngâm chân bằng nước nóng mỗi tối trước khi đi ngủ giúp cơ thể thải bớt được 1 số chất độc hại từ cơ thể ra bên ngoài. Đồng thời ngâm chân sẽ giúp điều hoà thân nhiệt và giúp cơ thể thoải mái hơn và ngủ sâu hơn, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Vệ sinh nơi ở và nhà bếp: Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, không ẩm mốc, không có vi khuẩn trú ẩn hạn chế lây nhiễm bệnh. Phòng ngủ, đồ dùng cốc chén, dụng cụ nhà bếp cần được rửa sạch, khử trùng thường xuyên. Vì chúng là nơi bám của rất nhiều vi khuẩn, virut… Nếu trong nhà có người bị cảm cúm thì các dụng cụ sinh hoạt chung rất có thể bị virut xâm nhập. Vì thế chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ để tránh lây lan bệnh cúm sang người khác. Không nên đóng cửa phòng ngủ, nhà ở mà cần mở cửa để lưu thông không khí giúp vi khuẩn phát tán ra ngoài môi trường.

Bổ sung các vitamin cần thiết: Nên bổ sung vitamin E, vitamin C vì có thể cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể con người. Vitamin E, C có nhiều trong hoa quả, rau xanh (bưởi, cam, chuối, đu đủ, các loại rau màu xanh đậm). Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong chế độ ăn uống hàng ngày, nếu chúng ta bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả thì không chỉ giúp cơ thể tăng sức đề kháng và phòng chống cảm cúm.

Tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc: Đảo đảm ngủ đủ giấc giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng với các loại bệnh lây nhiễm. Nếu ngủ đủ 8 tiếng một ngày sẽ giúp hệ miễn dịch của cơ thể phục hồi lại nhanh chóng. Ngoài ra, cần tập thể dục và thường xuyên, tập đều đặn 30 - 45 phút mỗi ngày sẽ tăng khả năng chịu được lạnh.

Cần mát xa mũi: Phần lớn những người bị cảm lạnh, cảm cúm, mũi sẽ rất dễ bị lây nhiễm nên đó sẽ là nơi có khả năng bị lây nhiễm đầu tiên. Vì vậy, việc xoa bóp, mát xa mũi thường xuyên sẽ có hiệu quả trong việc ngăn ngừa cảm lạnh.

Cần hạn chế tiếp xúc nơi đông người vì đông người tập trung dễ lây chéo các bệnh hô hấp và cảm cúm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-6-bi-quyet-day-lui-cam-cum-18343.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết chuyển mùa, viêm xoang rất dễ mắc phải và rất hay tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và có thể bị viêm xoang cấp tính hoặc mạn tính.
  • Thời tiết đang chuyển mùa cộng với những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY