Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

6 điều cần làm để phòng Covid-19 khi có trường hợp ho, sốt, khó thở tại nơi làm việc, ký túc xá

Để phòng tránh bệnh Covid-19 cho người lao động ở tại nơi làm việc, ký túc xá, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo dưới đây.

Tăng cường các vệ sinh cá nhân

Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của Bộ Y tế:

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng

- Giữ vệ sinh khi ho, hắt hơi...)

- Thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng

- Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng

- Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi, động vật hoang dã.

Thường xuyên rửa tay là cách đơn giản giúp loại bỏ virus, ảnh minh hoạ.

Chuẩn bị các trang bị cá nhân cần thiết cho thời gian làm việc như nước uống hợp vệ sinh và cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh); khăn giấy, khẩu trang, găng tay, dung dịch sát khuẩn trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng trong quá trình làm việc; quần áo sử dụng riêng khi làm việc, túi đựng rác (nếu cần)…

Tự theo dõi sức khỏe nếu có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở thì chủ động ở nhà, ký túc xá và thông báo cho đơn vị quản lý.

- Nếu ở nhà thì đeo khẩu trang, tự cách ly ở phòng riêng, thoáng khí, giữ khoảng cách với người khác ít nhất 2 mét.

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng. Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc, uống nước, bát, đũa,...

- Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng, không đến chỗ đông người.

- Chủ động cập nhật tình hình sức khỏe, kết quả khám cho đơn vị quản lý. Nếu đang ở ký túc xá, thông báo với Ban quản lý ký túc xá

- Không được đi làm nếu đang trong thời gian cách ly y tế theo quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Xử lý khi có trường hợp ho, sốt, khó thở tại nơi làm việc, ký túc xá

Trường hợp phát hiện người lao động có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở tại nơi làm việc, ký túc xá thực hiện theo các bước sau:

Khi có trường hợp ho sốt tại nơi làm việc cần thông báo cho cán bộ quản lý nơi làm việc, ký túc xá, ảnh minh hoạ.

1. Thông báo cho cán bộ quản lý nơi làm việc, ký túc xá và người làm công tác y tế tại cơ sở lao động

2. Cung cấp khẩu trang và hướng dẫn đeo đúng cách

3. Tránh tiếp xúc gần dưới 2 mét (nếu có thể)

4. Đưa đến khu vực riêng đã được bố trí tại cơ sở lao động, ký túc xá

Yêu cầu đối với nơi cách ly tạm thời tại nơi làm việc, ký túc xá:

- Bố trí tại khu vực riêng, gần cổng ra vào, tách biệt với khu làm việc, ký túc xá (nếu có thể).

- Phòng cách ly tạm thời phải đảm bảo: Thoáng khí, thông gió tốt; Hạn chế đồ đạc trong phòng; Có chỗ rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng; Có thùng đựng rác có nắp đậy kín; Có khu vực vệ sinh riêng.

5. Gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn và đến cơ sở y tế khám và điều trị.

6. Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển.

Cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú, ký túc xá

- Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú, ký túc xá đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp tại gia đình, nơi lưu trú, ký túc xá không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác ít nhất 2 mét.

- Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày.

- Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình, nơi lưu trú, ký túc xá cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang đúng quy định, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng.

- Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hoặc cán bộ quản lý được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.

- Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.

- Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú, ký túc xá.

- Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.

- Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú, ký túc xá.

- Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, ưu tiên sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn phòng, đặc biệt các bề mặt thường xuyên tiếp xúc và phòng vệ sinh. Hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.

Ngọc Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/6-dieu-can-lam-de-phong-covid-19-khi-co-truong-hop-ho-sot-kho-tho-tai-noi-lam-viec-ky-tuc-xa-82020123194437773.htm)

Tin cùng nội dung

  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • Cách giảm stress khi đang ngồi làm việc giúp bạn bớt mệt mỏi. Loại bỏ căng thẳng sẽ giúp bạn khỏe mạnh và làm việc hiệu quả hơn.
  • Theo Viện nghiên cứu về căng thẳng của Mỹ, 8 trên 10 người Mỹ chịu đựng những căng thẳng liên quan đến công việc.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...), vi khuẩn (E.coli), ký sinh trùng, do Thu*c men và rối loạn đường ruột...
  • Có phải trường hợp tai biến nào cũng nên dùng Thu*c này? Tất cả những người trên 50 tuổi đều nên uống An cung ngưu hoàng để đề phòng tai biến? Mẹ tôi bị huyết áp, mỡ máu cao có nên uống dự phòng? Trân trọng cảm ơn, (Hoàng Thịnh, Quận 7, TPHCM)
  • Chào Mangyte, xin cho em được hỏi các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TPHCM làm việc trở lại từ ngày bao nhiêu vậy? Vui lòng cho tôi địa chỉ và SĐT của một số bệnh viện để tôi tiện liên lạc ạ. Xin cảm ơn BS. (Kim Thoa - TPHCM),
  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Lao là bệnh hô hấp có khả năng lây lan mạnh. Nếu làm việc gần bệnh nhân lao, hãy đeo mặt nạ chuyên dụng để bảo vệ. Bệnh nhân cũng cần đeo mặt nạ và được tách biệt với những bệnh nhân khác. Việc ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên cũng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh lao.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY