Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Trường hợp tiêu chảy nào không được dùng loperamid?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...), vi khuẩn (E.coli), ký sinh trùng, do Thu*c men và rối loạn đường ruột...
Vì vậy, trong điều trị tiêu chảy, ngoài việc điều trị nguyên nhân, vấn đề ưu tiên trong mọi trường hợp là đánh giá và xử lý đúng những rối loạn nước và điện giải (bù nước và điện giải). Vậy Thu*c trị tiêu chảy loperamid được dùng trong trường hợp nào?

Loperamid là một dạng opiat tổng hợp có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thu*c còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó làm giảm sự mất nước và điện giải, giảm lượng phân. Chính vì vậy, Thu*c được dùng để điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp không có biến chứng hoặc tiêu chảy mạn ở người lớn.

Không dùng loperamid trong các trường hợp như mẫn cảm với Thu*c, khi cần tránh ức chế nhu động ruột, có tổn thương gan, viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng màng giả (có thể gây đại tràng to nhiễm độc), hội chứng lỵ, bụng trướng. Thu*c cũng không được khuyến cáo dùng cho trẻ em một cách thường quy trong tiêu chảy cấp.

Trong quá trình dùng Thu*c cần theo dõi nhu động ruột và lượng phân, nhiệt độ cơ thể, theo dõi trướng bụng. Với những người bệnh giảm chức năng gan hoặc viêm loét đại tràng cần dùng Thu*c một cách thận trọng. Ngừng Thu*c nếu không thấy có kết quả trong vòng 48 giờ.

Không nên dùng cho phụ nữ có thai (vì chưa có đủ các nghiên cứu để đánh giá dùng Thu*c ở đối tượng này). Loperamid bài tiết ra sữa rất ít, có thể dùng Thu*c cho bà mẹ đang cho con bú nhưng chỉ với liều thấp.

Hầu hết các tác dụng phụ thường gặp khi dùng Thu*c là phản ứng ở đường tiêu hóa. Thường gặp các triệu chứng như táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, tắc ruột do liệt (hiếm gặp hơn). Các tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như ngủ gật, trầm cảm, hôn mê, thường hay gặp với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Vì vậy loperamid không được dùng trong điều trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ. Chỉ dùng cho trẻ em trên 6 tuổi khi thật cần thiết. Ngoài ra, một số người còn thấy mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, dị ứng... khi dùng Thu*c này.

Tình trạng quá liều thường xảy ra khi liều dùng hàng ngày khoảng 60mg loperamid với các triệu chứng suy hô hấp và hệ thần kinh trung ương, co cứng bụng, táo bón, kích ứng đường tiêu hóa, buồn nôn và nôn. Người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế để được cấp cứu xử lý ngộ độc Thu*c.

Theo DS. Nguyễn Thị An - Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-truong-hop-tieu-chay-nao-khong-duoc-dung-loperamid-1662.html)

Chủ đề liên quan:

loperamid tiêu chảy trường hợp

Tin cùng nội dung

  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Có phải trường hợp tai biến nào cũng nên dùng Thu*c này? Tất cả những người trên 50 tuổi đều nên uống An cung ngưu hoàng để đề phòng tai biến? Mẹ tôi bị huyết áp, mỡ máu cao có nên uống dự phòng? Trân trọng cảm ơn, (Hoàng Thịnh, Quận 7, TPHCM)
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY