Làm việc với Thứ trưởng Sơn cùng Đoàn công tác Bộ Y tế ngày 14/9, đại diện UNBD tỉnh Tiền Giang cho biết từ ngày 31/8 đến nay, trong 14 ngày đầu tiếp tục thực hiện giãn cách, toàn tỉnh phát sinh 2.380 F0, tổng số ca 12.366, với 156 ổ dịch.
Số ca Tu vong ở Tiền Giang có chiều hướng tăng, đặc biệt là nhiều ca Tu vong trẻ, không bệnh nền, theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế). "Bệnh nhân có diễn biến rất nhanh nên sẽ có những ca Tu vong không trở tay kịp. Để giảm tối đa các ca Tu vong, Tiền Giang cần kịp thời phân luồng điều trị", ông Khoa nói. Cụ thể, ngành y tế tỉnh cần phân công tầng 3 chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn, đánh giá năng lực tại tầng 2, qua đó sớm phát hiện những ca chuyển biến nặng, cần chuyển tầng thì chuyển ngay.
Theo tiêu chí kiểm soát dịch của Bộ Y tế, Tiền Giang cùng 11 địa phương khác thuộc nhóm 2, là nhóm "đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch". Để kiểm soát và đẩy lùi dịch, Thứ trưởng Sơn đề nghị Tiền Giang tập trung 6 nhóm vấn đề, như sau:
Thứ nhất, xây dựng chi tiết kế hoạch chống dịch và khôi phục, mở cửa trở lại các ngành hàng thiết yếu theo giai đoạn, từ sau 15/9. Theo Thứ trưởng, "Tiền Giang cần thận trọng trong việc nới lỏng, từng bước, từ từ và có chiến lược về khôi phục kinh tế song song với chống dịch".
Thứ hai, một trong những biện pháp kiểm soát dịch là chiến lược xét nghiệm, chủ động phát hiện sớm các trường hợp F0, cách ly ngay, khoanh vùng dập dịch. Bộ Y tế có thể hỗ trợ khoảng 100.000 bộ test cho tỉnh.
Giáo sư Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đề nghị xét nghiệm phải chạy trước tốc độ lây lan của virus, đặc biệt tách được F0, kiểm soát nguồn lây nhiễm trong vòng 48 giờ với vùng nguy cơ cao. Do đó Tiền Giang cần có chiến lược xét nghiệm rõ ràng, chuẩn bị cho điều kiện bình thường mới cho những vùng nguy cơ cao, rất cao.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn (cầm bộ đàm nói chuyện) thị sát các cơ sở y tế ở tỉnh Tiền Giang ngày 14/9. Ảnh: MOH
Thứ ba, độ phủ vaccine mũi một đạt 18,1% và mũi hai đạt 1,63%, tại Tiền Giang như hiện nay là quá thấp. Từ nay đến ngày 20/9, Tiền Giang cần tập trung tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ phân bổ thêm vaccine, cố gắng phủ mũi 1 đạt 80-90% dân số.
Thứ tư, các F0 có triệu chứng nhẹ và vừa, vào các cơ sở cách ly tập trung, tỉnh cố gắng hỗ trợ gói Thu*c nâng cao sức khỏe, sử dụng 5-7 ngày. Bệnh nhân nặng hơn cần phải có Thu*c điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.
Thứ năm, triển khai các trạm y tế lưu động, tổ y tế lưu động, nhất là ở những nơi nguy cơ rất cao và cao, đông dân cư, số lượng F0 nhiều. Các tổ này vừa hỗ trợ Trạm y tế phường/xã, vừa đáp ứng yêu cầu cấp thiết của bệnh nhân tại nhà, khám, cấp cứu tại chỗ cùng một số Thu*c men. Tổ cũng đồng thời hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mạn tính trên địa bàn.
Thứ sáu, mở rộng một số vùng phong tỏa có nguy cơ cao và thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16+. Chuẩn bị kịch bản ứng phó các tình huống dịch có thể xảy ra.