Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

7 điều lưu ý các mẹ sau khi sinh mổ không thể không biết

Các mẹ sau khi sinh mổ, nên chú ý giữ vệ sinh vùng mổ, không rặn quá sức, không vận động mạnh, để tránh ảnh hưởng đến vết mổ và làm chúng lâu lành hơn.

Phương pháp sinh mổ được khá nhiều mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, sinh mổ thường được gọi là "sướng trước khổ sau", vì sau khi hết Thu*c tê, các mẹ sẽ rất đau. Để mẹ phục hồi sức khỏe nhanh hơn, thì mẹ sau sinh mổ nên tham khảo bài dưới đây.Các mẹ sau khi sinh mổ, cần đặc biệt chú ý đến tư thế nằm, đi lại, và vệ sinh vết mổ, để không bị nhiễm trùng, mau lành và sức khỏe mau hồi phục.

1. Sau khi mổ 6 tiếng.

- Tư thế nằm:

Sau khi về đến phòng hậu phẫu, các mẹ nên nằm nghiêng đầu sang một bên, thẳng người và không dùng gối. Vì khi mổ, các sản phụ hay sử dụng phương pháp gây tê màng cứng, sau khi mổ nên nằm thẳng người, không dùng gối để tránh đau đầu. Nằm nghiêng đầu sang một bên để không ói mửa.

- Cho bé bú.

Trẻ cần được bú sữa non ngay sau khi chào đời. Đây là kinh nghiệm quý báu dành cho cả mẹ và bé. Phản xạ mút sữa của trẻ sẽ kích thích sự co tử cung, giảm được hiện tượng xuất huyết tử cung, giúp cho vết thương mau lành.

- Không nên ăn.

Sau khi mổ, ruột bị kích thích nên chức năng của đường ruột bị hạn chế, nhu động ruột giảm và chậm lại, trong khoang ruột có nhiều khí tích tụ, vì thế sau khi mổ thường có cảm giác đầy bụng. Để giảm bớt khí trong ruột, tạm thời chưa nên ăn uống gì.

2. 1 ngày sau khi mổ.

- Tư thế nằm:

Lúc này có thể nằm thẳng và dùng gối, tuy nhiên vẫn nên nằm nghiêng đầu sang một bên, có thể dùng chăn để đệm ở sau lưng, làm sao cho thân người tạo với giường một góc 20 đến 30 độ, mục đích của việc làm này, là giảm va chạm đến vết mổ, và giảm đau khi dịch chuyển cơ thể, giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn.

- Ăn:

Có một số loại canh giúp loại bỏ bớt khí ra ngoài, như canh củ cải để tăng cường nhu động ruột, giảm đầy hơi, đồng thời bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên, cần tránh, (ăn ít hoặc không ăn), những chất có đường, đậu tương, các thực phẩm dạng tinh bột, để tránh đầy hơi thêm.

- Giữ vệ sinh vết mổ.

Hãy hỏi bác sỹ hoặc hộ lý về cách chăm sóc cho vết mổ đẻ. Thông thường là sau 1 ngày, vết mổ đã hơi lành lại, bạn cần vệ sinh với nước và xà phòng, và thay vì lúc nào cũng băng kín lại, hãy tháo băng ra cho thoáng và khô vết thương, và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bổ sung chất xơ.

3. Chú ý vận động:

- Vận động càng sớm càng tốt: Lúc này phải đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm cơ thể, và sự thông suốt của các đường ống dẫn trong cơ thể, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thay giấy vệ sinh, thi thoảng thay đổi tư thế nằm, lật người, vận động chân tay.

- Không nằm nhiều: không vận động và nằm nhiều, có thể khiến bạn bị những cục máu đông ở chân hoặc phổi, gây nguy hiểm. Vậy nên hãy cố gắng nhúc nhích đi lại, hoạt động vừa phải trong sức chịu đựng của mình.

- Ngồi dậy đúng cách: Thay vì ngồi bật dậy từ tư thế nằm, thì sau ca mổ, mẹ nên cố gắng lăn nghiêng sang một bên, và dùng sức của đôi tay để đẩy mình ngồi dậy. Việc này giúp giữ cho vết mổ, cũng như các cơ, đã bị can thiệp trong quá trình sinh nở được an toàn.

Sau khi phục hồi tri giác, cảm giác sau mổ, thì nên vận động chân tay, 24 tiếng sau mổ nên tập trở mình, ngồi dậy và xuống giường vận động nhẹ nhàng, nếu điều kiện cho phép có thể đi lại, vận động, giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, giúp miệng vết thương mau lành, hơn nữa lại có thể gia tăng nhu động ruột, giúp đẩy nhanh khí ra ngoài, đồng thời dự phòng được chứng dính ruột và tắc động mạch.

4. 1 tuần sau khi mổ.

- Uống nhiều nước: 3 đến 5 ngày sau khi mổ, cơ thể người mẹ vẫn còn suy nhược. Vết mổ vẫn còn đau, những người mẹ trẻ sẽ bị táo bón và có cảm giác đầy hơi, đó là do ảnh hưởng của Thu*c tê, vì thế uống thật nhiều nước là điều cần thiết. Tốt nhất là nên uống trà nóng, hoặc nước có nhiệt độ không thấp hơn nhiệt độ phòng.

- Kịp thời đi vệ sinh: Sau khi mổ, do bị đau nên bụng không thể dùng sức, việc đi tiểu tiện đại tiện không thể được bài tiết kịp thời, dễ gây sỏi thận hoặc táo bón. Lúc này cần theo thói quen thông thường, tạo thành thói quen đi tiểu tiện, đại tiện kịp thời.

Không được cố gắng rặn khi đi vệ sinh vì sẽ làm ảnh hưởng đến vết thương đang cần lành. Vậy nên hãy ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất xơ. Ngoài ra, những loại thực phẩm nhiều protein và nhiều nước, cũng sẽ giúp vết thương dễ lành hơn.

- Không nên mang vác vật nặng hơn trọng lượng em bé.

Nhờ mọi người trong gia đình giúp đỡ: Thường sau khi sinh mổ từ 5 đến 7 ngày, sản phụ sẽ được xuất viện. Sau khi ra viện, sản phụ cần có người giúp đỡ, để làm việc nhà và chăm sóc em bé. Tốt nhất là bố bé có thể nghỉ phép, hoặc cả gia đình, (ông bà nội ngoại), cùng giúp sức.

Ăn uống: Sau khi sản phụ đã đào thải được khí ra ngoài cơ thể, có thể ăn uống bắt đầu từ những loại thức ăn lỏng đến sền sệt, nên chọn loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hoá, như canh trứng gà, cháo nhuyễn, mỳ, vân vân. Sau đó tuỳ theo thể chất của sản phụ, để dần dần khôi phục lại chế độ ăn như bình thường. Lúc này, không cần vội phải sử dụng những loại canh, để giúp tiết sữa như canh gà hay canh thịt.

5. 2 tháng sau khi mổ.

- Không tự đi xe, lái xe: 2 đến 3 tuần đầu tiên sau khi sinh, không nên tự đi xe, vì nếu có gặp sự cố, thì phản ứng của sản phụ không đủ nhanh nhậy để ứng biến.

- Rèn luyện cơ thể: Có thể bắt đầu luyện tập cơ chậu, đây là bài tập rất đơn giản mà hiệu quả lại cao: sản phụ thử tập co cơ *m đ*o, đếm đến 10 rồi thả lỏng và tiếp tục lặp lại.

- Không vận động mạnh: Tránh vận động mạnh trong vài tuần. Chẳng hạn, nếu mẹ sau khi sinh mổ có ý định chạy bộ buổi sáng, hoặc nâng thứ gì đó nặng hơn em bé vừa sinh của mình lên, thì giờ chưa phải là lúc. Bạn càng ép mình, thì càng có khả năng quá trình hồi phục sẽ bị đẩy lùi lại. Hãy cho mình có thời gian để lành vết thương, và đừng vội "quan hệ" lại trong khoảng thời gian này, để tránh bị nhiễm trùng.

6. Chọn thực phẩm chống viêm.

Nếu vùng quanh vết mổ có cảm giác như bị viêm, thì chế độ ăn kháng viêm có thể giúp làm giảm sưng. Những loại thức ăn có công dụng này, bao gồm các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám, cá béo như cá hồi, các loại hạt, vân vân. Do đường và chất béo bão hòa, có thể làm tình trạng viêm tấy càng thêm nặng, nên hãy tránh ăn, cũng như tránh sử dụng hành, tỏi, trứng.

7. Chọn đồ lót phù hợp.

Tuy việc mặc đồ lót nén hoặc đai cố định vùng bụng, sẽ không đẩy nhanh quá trình hồi phục của bạn, nhưng có thể hỗ trợ và giữ ổn định vùng quanh vết mổ, giúp bạn đỡ đau. Vậy nên, nếu bạn cảm thấy thoải mái thì hãy thử xem. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tạo lực nén thay thế cho đồ lót nén, hoặc đai nịt bụng, bằng cách dùng gối ấn nhẹ nhàng lên bụng, cũng sẽ cho tác dụng tương tự.


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe đẹp (http://www.khoedep.vn/7-dieu-luu-y-cac-me-sau-khi-sinh-mo-khong-the-khong-biet/)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY